Trang chủ > Quá trình hình thành và Phát triển

Untitled-1.jpg
dichvucong.jpg
vanbandieuhanh.jpg
tracuuhsdt.jpg
qua-trinh-hinh-thanh-(1).png
 

“Huyện Chư Pưh vững bước đi lên trên con đường phát triển”
 
          Huyện Chư Pưh, Gia Lai, có diện tích tự nhiên rộng 71.695,02 ha, với dân số 71.774 khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm các xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa.
Huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản và tiềm năng về con người. Đặc biệt, huyện có diện tích đất đỏ bazan lớn rất phù hợp với cây công nghiệp dài ngày như: Hồ tiêu, cà phê, cao su, điều; phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực ngắn ngày như: Bông, đậu, đỗ, bắp lai, bí đỏ, bí xanh. Huyện còn có lợi thế về rừng tự nhiên, đồng cỏ lớn để phát triển chăn nuôi, nhất là đàn bò. Địa bàn của huyện khá bằng phẳng, giao thông đi lại thuận tiện, rất dễ dàng cho giao lưu hàng hóa.
Để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và các năm tiếp theo, huyện Chư Pưh xác định cơ cấu kinh tế: Nông- lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại- dịch vụ. Về lâu dài, huyện sẽ tăng dần thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ lệ nông- lâm nghiệp. Huyện có nền kinh tế phát triển khá, chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo điều kiện của huyện. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5 năm là 12,88%. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.608,3 tỷ đồng; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 36,1 triệu đồng/người/năm. Tổng diện tích gieo trồng hằng năm đạt 22.891 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 27.676 tấn; lương thực bình quân đầu người 395,3 kg; diện tích một số loại cây trồng chủ lực như cây cao su, cà phê, hồ tiêu trên 13.542 ha. Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng đạt 79,9 triệu đồng.
Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt 226,238 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 55,12 tỷ đồng. Chi ngân sách đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ, không để nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; tổng chi ngân sách là 226,238 tỷ đồng.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư và phát triển toàn huyện có 33 trường, 616 lớp, với 19.189 học sinh. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 95,5%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học đạt 99,5%, bậc Trung học cơ sở đạt 87%, tỷ lệ học sinh lớp 9 vào học Trung học phổ thông đạt 79,3%. Đến nay trên địa bàn huyện có 05 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được triển khai tích cực, Bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng với quy mô 80 giường bệnh; có 6/8 (75%) trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế được chú trọng 100% hộ nghèo được cấp thẻ y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 20,3%, tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đủ liều đạt 95%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động là 4%.
Công tác giảm nghèo được triển khai quyết liệt, đồng bộ với nhiều giải pháp nên tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,54% theo tiêu chí mới, 3,94% theo tiêu chí cũ (vượt 1,06% so với Nghị quyết); bình quân giảm 3,87%/năm. Giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tăng cao, bình quân là 800 người/năm.         
          Công tác xây dựng nông thôn mới, nhờ làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc triển khai thực hiện của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã và các thôn làng, đến nay chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chư Pưh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Sau 5 năm thực hiện chương trình, tổng nguồn vốn huy động để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 1.878.616 triệu đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 02 xã (Ia Phang và Ia Blứ) đạt được 19/19 tiêu chí và đã được UBND tỉnh Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đúng mức, ngày càng khang trang hơn, đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người dân được cải thiện rõ rệt theo hướng tích cực; văn hóa, y tế, giáo dục được đầu tư nâng cấp, cụ thể: Về xây dựng cơ sở hạ tầng: đến nay toàn huyện có 95,64% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 60,05% đường trục thôn, xóm được cứng hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 62,3% đường ngõ xóm sạch sẽ không lầy lội vào mùa mưa. 3/8 xã có trường đạt chuẩn quốc gia; 7/8 xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 46,73% hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hóa. 100% xã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và 98,47% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn; 4/8 xã có Nhà văn hóa Trung tâm; 52,9% thôn, làng có Nhà SHCĐ đạt chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 7/8 xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; 65,8% số thôn, làng có Internet đến thôn; 58,9% Nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; tỷ lệ nhà tạm, dột nát còn 3,27%, 9/9 xã có Trạm Y tế trong đó có 6/8 Trạm Y tế xã đạt chuẩn.
Giải pháp của huyện trong thời gian tới là phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập của dân cư nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn như: khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tăng năng suất, chuyển đổi cây trồng vùng hạn nâng cao hiệu quả kinh tế; hình thành và phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, công nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất. Chú trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội phục vụ nhân dân. Phát động thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện nhằm tạo khí thế sôi nổi trong tổ chức thực hiện.  
                                                                                      Chủ tịch UBND huyện
Lê Quang Thái
hoavan.png

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 11
Năm hiện tại: 62
Tổng số lượt truy cập: 2877
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png