Trang chủ > Tiềm năng huyện

tiemnanghuyen-(2).png

- Sản xuất nông nghiệp được chú trọng; tổng diện tích gieo trồng hằng năm đạt 22.891 ha (tăng 12,87% so với Nghị quyết; tổng sản lượng lương thực đạt 27.676 tấn (tăng 12,97% so với Nghị quyết); lương thực bình quân đầu người 395,3kg (tăng 6,52% so với Nghị quyết); diện tích một số loại cây trồng chủ lực như cây cao su, cà phê, hồ tiêu trên 13.542 ha([2]). Giá trị sản phẩm  trên 01 ha đất trồng đạt 79,9 triệu đồng.
- Chăn nuôi phát triển ổn định, một số mô hình chăn nuôi bước đầu thực hiện có hiệu quả; tổng đàn gia súc 44.650 con([3]); tổng đàn gia cầm 58.458 con; công tác phòng, chống dịch được tăng cường nên không có dịch bệnh lớn xảy ra; các chương trình hỗ trợ về chăn nuôi heo, bò, dê cho các hộ gia đình được thụ hưởng theo Chương trình 134, 135 triển khai đúng quy định.
- Công tác quản lý và bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo nên từng bước hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, không có cháy rừng xảy ra; chuyển rừng nghèo sang trồng cao su theo chương trình của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh đạt kết quả, đã trồng hơn 4.890 ha, đạt 80,77% kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu; năm 2015 có 2 xã đạt 19 tiêu chí, một số xã đã đạt được nhiều tiêu chí([4]); nhân dân từng bước nhận được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng nông thôn mới nên đã tích cực hưởng ứng, tham gia và đã trở thành phong trào rộng khắp.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hoạt động dịch vụ - thương mại tiếp tục có bước phát triển đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa ph­ương; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt hơn 103 tỷ đồng (bình quân tăng 8,66%/năm); toàn huyện có 96 cơ sở sản xuất tập trung; đến nay 100% thôn, làng đều có điện (đạt 100% so với Nghị quyết). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ bình quân tăng 21,4%/năm; có 39 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 2,25 lần so với năm 2010); số hộ kinh doanh cá thể tăng 788 hộ; bưu chính viễn thông phát triển nhanh; mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn được quy hoạch, xây dựng chợ xã Ia Blứ bằng nguồn vốn xã hội hóa.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2015 đạt 710,34 tỷ đồng (tăng 16,43% so với Nghị quyết). Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm, đầu tư xây dựng và mở rộng, đã có nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới, phát huy hiệu quả, tạo bước phát triển về kinh tế - xã hội; tổng mức đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong 5 năm thực hiện gần 430 tỷ đồng, bình quân đạt gần 86 tỷ đồng/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm tập trung đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện sinh hoạt...
- Công tác quản lý đất đai được triển khai thực hiện chặt chẽ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 91,8% so với tổng nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn; hoàn thành lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc quy hoạch các khu dân cư, khu tái định cư ở các xã, thị trấn đảm bảo giải quyết tốt nhu cầu đất ở, đất sản xuất của nhân dân; công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được tăng cường, hạn chế được việc khai thác tài nguyên trái phép.
- Thu ngân sách được quan tâm chỉ đạo thường xuyên nên hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm đạt 226,238 tỷ đồng (tăng 2,79% so với Nghị quyết), trong đó thu trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 55,12 tỷ đồng. Chi ngân sách đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ, không để nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; tổng chi ngân sách là 226,238 tỷ đồng (đạt 101,86% so với Nghị quyết).
- Các ngân hàng đã tập trung triển khai các phương án cho vay linh hoạt, góp phần thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho cá nhân, tập thể trên địa bàn huyện; tổng mức huy động vốn của các ngân hàng đạt 544 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 784 tỷ đồng (bình quân tăng 20%/năm); tổng doanh số cho vay bình quân tăng 19,8%/năm; giải ngân tốt việc cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo, học sinh, sinh viên... góp phần vào sự phát triển chung của huyện.
 
 

([1]) Trong đó lúa Đông Xuân 800 ha (đạt 100% so với Nghị quyết).
([2]) Diện tích cây cao su 8.557 ha, diện tích cây cà phê 2.265 ha, diện tích cây hồ tiêu là 2.630 ha.
([3]) Trong đó đàn trâu 392 con, đàn bò 18.876 con, đàn heo 22.912 con, đàn dê 2.470 con.
([4]) Xã Ia Phang và xã Ia Blứ đạt 19 tiêu chí; Ia Le đạt 12 tiêu chí; Ia Hrú đạt 10 tiêu chí; Ia Rong và xã Ia HLa đạt 7 tiêu chí; Ia Dreng và xã Chư Don đạt 5 tiêu chí.

hoavan.png

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 2
Tổng số lượt truy cập: 308
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png