Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai do ông Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Chư Pưh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai do ông Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Chư Pưh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

Chiều ngày 26/8/2019, đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai do ông Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Chư Pưh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Tham dự buổi làm việc với Đoàn giám sát có đại diện Thường trực HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện và Lãnh đạo một số phòng ban, đơn vị thuộc huyện. 
 
 IMG_5782-(2).jpg
 
Theo Báo cáo tại buổi giám sát, giai đoạn 2016-2020 các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa huyện đã đem lại hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong toàn huyện (giảm từ 29,05% cuối năm 2015 xuống còn 10,20% cuối năm 2018; phấn đấu đến cuối năm 2019 giảm hộ nghèo xuống còn mức 6,8%, tỷ lệ giảm 3,4%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn dưới 6%); giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa; giải quyết việc làm, phát triển sản xuất tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Tư duy, cách thức làm ăn đối với hộ nghèo nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được thay đổi; phong trào xóa đói giảm nghèo đã được xã hội hóa, thu hút được sự tham gia của toàn xã hội; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tiến độ và kết quả thực hiện các chương trình, dự án: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kế hoạch vốn 4.616,315 triệu đồng (3 năm 2016, 2017, 2018) vốn đã phân bổ triển khai 4.616,315 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 với tổng kinh phí 18.157 triệu đồng, thực hiện đầu tư 51 công trình; Duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng: tổng kinh phí thực hiện là 1.044 triệu đồng, thực hiện 07 công trình đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào quản lý sử dụng năm 2016-2017 với kinh phí thực hiện là 633 triệu đồng; năm 2018, thực hiện 02 công trình (sữa chữa một số đoạn đường) với kinh phí 411 triệu đồng; Dự án nâng cao năng lực cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn, thôn làng đặc biệt khó khăn: Năm 2017, đã tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn với 13 lớp, 585 học viên, kinh phí thực hiện là 350 triệu đồng; Năm 2018, tổng kinh phí giao 244 triệu đồng, mở 9 lớp tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng cho 9 xã, thị trấn, mỗi xã 01 lớp với 46 học viên/lớp, tổng cộng 414 học viên, kinh phí đã giải ngân 243.956.000 đồng, đạt 99,9%; Các chương trình lồng ghép phát triển sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo: Hàng năm đã triển khai mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước trong vụ Đông Xuân 2015-2016 với tổng diện tích là 45,75 ha; xây dựng hai mô hình trồng đậu tương và ngô lấy thân, qui mô 11 ha tại các xã Ia Dreng, Ia Hrú, Ia Phang, trong đó: đậu tương 05 ha; ngô lấy thân, ngô nếp 6 ha, với tổng kinh phí thực hiện là 875.316.000 đồng; Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng: đã thành lập 11 Tổ Hợp tác sản xuất ký hợp đồng liên kết sản xuất-tiêu thụ sản phẩm cây Chanh dây với Công ty CP TPXK Đồng Giao, tổng diện tích trồng là 82 ha; 21.195 cây giống chuối tiêu hồng, tương đương 10,5 ha cho 06 hộ tham gia. Chương trình tái canh cà phê được chỉ đạo triển khai có hiệu  năm 2016, triển khai thực hiện chương trình tái canh cà phê cho tổng diện tích là 26 ha; năm 2017, triển khai thực hiện chương trình tái canh cà phê cho tổng diện tích 83,3 ha, kinh phí thực hiện là 440.248.500 đồng; năm 2018, trồng tái canh cà phê cho tổng diện tích toàn huyện là 93,35 ha, 139 hộ, kinh phí 489.149.550 đồng; Năm 2019, thực hiện trồng 53,5 ha cà phê tái canh với 76 hộ tham gia; Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho thôn ĐBKK Ia Bia - xã Ia Le: năm 2018, đã hỗ trợ cho 74 hộ, diện tích 74 ha thôn Ia Bia trồng mới và chăm sóc cây Điều cao sản 21.760 cây giống điều ghép, tổng kinh phí 545 triệu đồng; Chương trình phát triển Hợp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Số lượng HTX đến thời điểm tháng 6/2019 trên địa bàn huyện là 20 HTX (trong đó số lượng HTX thành lập mới năm 2019 là 06 HTX; số lượng HTX đang hoạt động 16, ngưng hoạt động 04 HTX).
Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016-2018, tổng số hộ nghèo đầu năm 2016, theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện là 4.218 hộ, chiếm tỷ lệ 29,05%. Trong đó, hộ nghèo là người đồng bào DTTS là 3.655 hộ, chiếm tỷ lệ 86,65% tổng số hộ nghèo toàn huyện; tổng số hộ nghèo cuối năm 2016 theo tiêu chí giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện là 3.420 hộ, chiếm tỷ lệ 22,96%. Trong đó, hộ nghèo người đồng bào DTTS là 2.995 hộ, chiếm tỷ lệ 97,6% tổng số hộ nghèo toàn huyện, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,09% đạt kế hoạch. Số hộ nghèo cuối năm 2017, trên địa bàn huyện là 2.266 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,39%. Trong đó, hộ nghèo người đồng bào DTTS là 1.994 hộ chiếm tỷ lệ 88% tổng số hộ nghèo. Tỷ lệ thoát nghèo trong năm 2017 đạt tỷ lệ 8,57% vượt kế hoạch (6%), 04 xã (Ia Blứ, Ia Phang, Ia Le, Ia Hrú) có tỷ lệ hộ nghèo đạt tiêu chí nông thông mới. Trong 2.266 hộ nghèo có 2.012 hộ nghèo về thu nhập và 254 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Cuối năm 2018: Toàn huyện còn 1.667 hộ chiếm tỷ lệ 10,20%, trong đó hộ DTTS 1.446 hộ chiếm tỷ lệ 86,74% tổng số hộ nghèo, tỷ lệ thoát nghèo trong năm 2018 đạt tỷ lệ 4,19% vượt Kế hoạch đề ra (4,01%).

 
IMG_5779.jpg
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế như: Việc giảm nghèo chưa thật sự bền vững; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; một bộ phận người dân nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa ý thức để vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo tuy nhiều nhưng dàn trải. Hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ còn cao, cuối năm 2018 còn 1.446 hộ chiếm tỷ lệ 86,74% tổng số hộ nghèo; Ở vùng sâu, vùng xa điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo có cải thiện, nhưng còn nhiều hạn chế; đội ngũ y bác sỹ chuyên khoa còn thiếu, đặc biệt là tuyến xã; công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Việc lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo vẫn còn những sai sót về tên, tuổi, trùng đối tượng dẫn đến việc in thẻ sai, thẻ trùng; Công tác tạo việc làm cho lao động, đặc biệt lao động là người đông bào dân tộc thiêu số nghèo chưa thật sự bền vững. Huyện chưa có cụm công nghiệp, nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đa ngành về đầu tư của địa phương nên khó khăn trong tạo việc làm tại địa phương, kinh phí bố trí các mô hình học nghề để người dân có điều kiện xây dựng các mô hình khó khăn cho việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm; Nguồn lực đầu tư còn, phân tán, dàn trải nên chưa phát huy được hết hiệu quả, nguồn lực huy động từ xã hội còn hạn chế.
Phát biểu tại buổi giám sát, ông Đặng Phan Chung, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả công tác giảm nghèo của huyện Chư Pưh giai đoạn 2016-2020. Ông cũng đề nghị, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện Chư Pưh cần tiếp tục phát huy công tác lãnh, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác giảm nghèo; xem xét, điều chỉnh kế hoạch, dự án, chương trình giảm nghèo phù hợp, đồng bộ, hiệu quả; chú trọng hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, giải quyết việc làm.
ĐVH

Quay lại