gt.jpg
 


1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Xã Ia Blứ nằm ở phía Tây của huyện Chư Pưh, các trung tâm hành chính huyện 16 km. Xã có 06 thôn, làng (trong đó có 01 làng đồng bào dân tộc thiểu số), diện tích tự nhiên 19.114,50 ha, dân số 1.764 hộ với 7.891 khẩu, Đông giáp xã Ia Le; Tây giáp huyện Chư Prông; Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; Bắc giáp các xã: Ia Hla, Chư Don, Ia Phang. Là huyện có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa trong vùng.
2. Lịch sử hình thành và phát triển xã Ia Blứ
Thành lập xã Ia Blứ thuộc huyện Chư Sê trên cơ sở 19.114,50 ha diện tích tự nhiên và 4.688 nhân khẩu của xã Ia Le. Xã Ia Blứ có 19.114,50 ha diện tích tự nhiên và 4.688 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Ia Blứ: Đông giáp xã Ia Le; Tây giáp huyện Chư Prông; Nam giáp tỉnh Đắk Lắk; Bắc giáp các xã Ia Ko, Ia Phang, Nhơn Hòa.
Xã Ia Blứ được thành lập ngày 21 tháng 4 năm 2006 trên cơ sở tách ra từ xã Ia Le. Địa hình huyện Chư Pưh có hình vòm không cân xứng, đường phân thủy tương đối bằng và trùng với quốc lộ 14. Đất đai chủ yếu là nâu đỏ, nâu vàng, nâu tím phát triển trên đá Bazan, tầng dày trên 100 cm, độ phì nhiêu cao, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su... Thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm. Địa hình chung kiểu đồng bằng bóc mòn với dạng đồi lượn sóng nhẹ và các núi nhỏ. Đất đai ở đây chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, xám, xói mòn trơ sỏi đá trên granit; ngoài ra khu vực tiếp giáp với cao nguyên có nhóm đất đen trên bazan, ven suối có đất phù sa.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 210C - 230C, tổng nhiệt độ năm là 8.0000C – 9.0000C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 35,50C (tháng 4), nhiệt độ thấp tuyệt đối 8,70C (tháng 12). Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.567,6 giờ. Trong đó, mùa mưa có 130 - 180 giờ nắng/tháng. Mùa khô có 260 - 270 giờ nắng/tháng; giờ nắng cao nhất vào các tháng 1, 2, 3 với bình quân 285 giờ nắng/tháng.
Lượng mưa bình quân năm khoảng 1.800 mm, nhưng lượng mưa phân hóa cao theo mùa. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm đến 90% tổng lượng mưa cả năm. Đặc biệt về mùa nắng, hoạt động rất thất thường của các nhiễu động gây mưa, gây ra những biến động lớn về thời tiết, nhất là trong những tháng đầu và cuối mùa mưa. Nhìn chung với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, ít chịu ảnh hưởng của bão, khí hậu của Chư Pưh nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới ẩm như cà phê, tiêu, cao su và chăn nuôi bò theo hướng công nghiệp...
Khoáng sản của xã chủ yếu là một số loại khoáng sản như than bùn, đất sét, granit, cát sỏi, đá công nghiệp, đá xây dựng, nhưng phần lớn có trữ lượng thấp, phân bố rải rác, khó khăn cho việc đầu tư công nghệ khai thác, chế biến.
Trước khi tách ra: trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong xây dựng, phát triển kinh tế  - xã hội ngày nay, xã Ia Le luôn có vị trí chiến lược quan trọng. Nằm trên Quốc lộ 14, địa bàn xã là cầu nối giữa thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai với các tỉnh nam Tây nguyên và các tỉnh, thành phố thuộc vùng động lực phát triển kinh tế phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...
Vùng đất Chư Pưh ngày nay là địa bàn cư trú từ lâu đời của người Jrai. Vùng đất này trong tiến trình lịch sử đã trải qua nhiều biến động, qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính.
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Ngày 16-10-1898, Khâm sứ Trung Kỳ đưa yêu sách buộc triều đình Huế phải để cho người Pháp phụ trách vấn đề kinh tế và an ninh toàn vùng Tây Nguyên vàTriều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ. Từ đó, việc chinh phục vùng đất Bắc Tây Nguyên của thực dân Pháp coi như hoàn tất.
Vùng đất huyện Chư Pưh trước năm 1945, sau cách mạng tháng Tám 1945 và trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thuộc địa bàn huyện Plei Kli, một trong những đơn vị hành chính của tỉnh Pleiku, dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân.
Ngày 17-8-1981, theo Quyết định số 34-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện Chư Sê được thành lập trên cơ sở tách phần đất phía đông nam huyện Chư Prông, gồm 7 xã dọc theo đường quốc lộ 14 là Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le, Nhơn Hòa và một phần đất phía tây nam huyện Mang Yang gồm 5 xã là Ia Tiêm, Bơ Ngong, AlBá (AlBă), Dun và Hbông.
Đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện; nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước, ngày 27-8-2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Sê để thành lập huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai. Huyện Chư Pưh sau khi được thành lập có diện tích tự nhiên 716,95 km2 và 64.890 nhân khẩu với 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong và thị trấn Nhơn Hòa.
Từ bề dày truyền thống, bằng những kinh nghiệm đã trải qua các thời kỳ lịch sử, ngày nay Đảng bộ xã Ia Blứ đang lãnh đạo nhân dân trong xã đoàn kết, sáng tạo, năng động đi lên, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2015 đã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới.
 
 

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Xã Ia Blứ-Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: xã Ia Blứ - Chư Pưh
- Điện thoai: 0986499572 - Email: iablu.chupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: ông Lê Quang Vang, Quyền Chủ tịch UBND xã
- Giấy phép: 09/GP-TTĐT ngày 11/11/2020  của Sở Thông tin và Truyền thông.

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn

 

Thống kê truy cập

Hôm nay: 1
Tuần hiện tại: 15
Tháng hiện tại: 55
Năm hiện tại: 224
Tổng số lượt truy cập: 1223
Số người on-line: 1
Copyright © 2017
icontop.png