Trang chủ > Tin tức > Tin tổng hợp > Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thảo gỡ khó khăn cho người dân trồng cây hồ tiêu

Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thảo gỡ khó khăn cho người dân trồng cây hồ tiêu bị chết trong thời gian qua

Ngày đăng bài: 12/08/2019
Trước những khó khăn của người dân trồng cây hồ tiêu bị chết trên địa bàn huyện Chư Pưh, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất chủ trương chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn hướng dẫn các xã, thị trấn để tổ chức HOọi thảo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời từ ngày ngày 05 đến ngày 13/4/2019 Thường trực Huyện ủy đã trực tiếp dự và chỉ đạo 09 Hội thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và liên kết sản xuất trên địa bàn 9 xã, thị trấn nhằm giới thiệu các Công ty, Doanh nghiệp về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các mô hình hay, hiệu quả đến với người dân để người dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp, qua đó phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

1.jpg
Hội thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại xã Ia Blứ
 
Ngay sau khi các xã, thị trấn tổ chức Hội thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Công văn số 749-CV/HU ngày 16/4/2019 về việc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, qua đó chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Đề án phát triển trồng trọt – chăn nuôi trên địa bàn, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng ở từng xã, thị trấn và huyện, tập trung chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn đối với cây hồ tiêu, cà phê, lúa; tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế chính sách gia hạn nợ, giảm lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nông dân sản xuất hồ tiêu; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện tích cực kêu gọi các doanh nghiệp cam kết đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thành lập các Tổ hợp tác sản xuất ký hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện làm việc với các công ty, doanh nghiệp để tổ chức hội nghị thông tin, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân, định hướng chuyển đổi cây trồng, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn mác, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; quan tâm chỉ đạo để nhân dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo các xã, thị trấn đã tổ chức Hội nghị từng thôn, làng để thông tin, giới thiệu, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký, lựa chọn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Một số hình ảnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả trên diện tích cây hồ tiêu bị dịch bệnh chết:

2.png

Sau khi cây hồ tiêu dịch bệnh chết  ông Nguyễn Duy Điện, thôn Tung Blai, xã Ia Dreng đã mạnh dạn
chuyển đổi sang trồng cây cà phê trồng xen canh với cây sầu riêng, bơ bút, mít Thái sớm của

3.jpg

Đàn dê của nông dân Trần Văn Quỵnh, thôn Phú Bình, xã Ia Le

4.png
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Nguyễn Thị Duyền, Thôn Lương Hà, xã Ia Blứ
 
Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân không nên trồng lại cây hồ tiêu trên diện tích đã chết, nhiễm bệnh, diện tích đất không phù hợp; đồng thời khuyến cáo, vận động người dân chuyển đổi cây trồng có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp để tăng thu nhập, ổn định đời sống như cây ăn trái, chanh dây. Đẩy mạnh thực hiện chương trình tái canh và trồng mới cà phê, qua 02 năm thực hiện huyện đã hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020 tỉnh giao theo Quyết định số 587/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 05/9/2016 về việc Ban hành Kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo đó tổng diện tích tái canh trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 là 161 ha. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện đã thực hiện trồng tái canh cà phê hết năm 2018 được 223,51 ha, tăng 62,51 ha, đạt tỷ lệ 138,82% so với kế hoạch của tỉnh. Chủ động tìm các doanh nghiệp về liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức Hội thảo liên kết sản xuất nông nghiệp có 6 doanh nghiệp đã ký cam kết như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thịnh (OLAM) triển khai 03 dự án liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu sạch tại xã Ia Le, Ia Hrú và thị trấn Nhơn Hòa, công ty cam kết chuyển giao, hỗ trợ về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm với hộ dân, liên kết 300 ha hồ tiêu; công ty Đồng Giao đã triển khai đăng ký liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trên 100 ha chanh dây; 10 ha chuối tiêu hồng; kêu gọi với các doanh nghiệp về thu mua sản phẩm bí đỏ, nghệ… Chủ động kêu gọi, liên kết với các Công ty, Doanh nghiệp về liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân trên địa bàn như: Liên kết chanh dây với Công ty Nafoods Tây Nguyên; Công ty An Phước thống nhất liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm cây lá Gai xanh để sản xuất vải tự nhiên (hiện đang chờ chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở ngành liên quan để triển khai thí điểm tại một số vùng); Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, kinh doanh và vận tải Đức Chiến và Hợp tác xã Hồng Phương xã Ia Hla, Hợp tác xã Đoàn Kết, xã Ia Le xây dựng và thống nhất kế hoạch, phương án thu mua sản phẩm nghệ cho người dân. Doanh nghiệp Bảo Thi Gia Lai về xây dựng dự án liên kết sản xuất rau sạch, rau an toàn theo hướng thành lập Hợp tác xã tại địa bàn xã Ia Hrú, dự kiến quy mô giai đoạn I là 5 ha, kinh phí đầu tư xây dựng 1,5 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp 100%); Công ty cổ phần nông lâm nghiệp Bắc Giang về liên kết, sản xuất vùng nguyên liệu cây bạc hà trên địa bàn huyện; làm việc với các doanh nghiệp về phát triển liên kết cây Tếch (cây trồng rừng); Hợp tác xã Trường xuân, Đăk Lăk về liên kết các dự án trong chuỗi giá trị năm 2019: trồng nhãn Hương Chi và nuôi heo rừng lai; Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang về phát triển vùng nguyên liệu và phát triển trồng dâu nuôi tằm; Công ty trách nhiệm hữu hạn Lý Nhân triển khai dự án nuôi bò úc vỗ béo trên địa bàn huyện; Công ty, Doanh nghiệp để đưa sản phẩm nông nghiệp huyện lên sàn Afdex, sàn Postmart. Đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn của huyện, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ người dân kỹ thuật, đầu ra để người dân mạnh dạn chuyển đổi sang phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình như chăn nuôi dê, các loại cây trồng ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài. Để giúp các hộ dân chuyển đổi sang các cây có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2018, huyện đã làm việc với các sở, ngành của tỉnh và phối hợp với Viện cây ăn quả Trung ương lập dự án phát triển cây có múi trên địa bàn huyện thuộc Chương trình Nông thôn miền núi và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 2576/QĐ-BKHCN ngày 05/9/2016, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, thời gian thực hiện: bắt đầu từ năm 2019. Tháng 3/2019, huyện tiếp tục tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp và thiết lập “Chuỗi cung cầu nông sản Việt”.
Tính đến tháng 3/2019, có 505 ha cây trồng được chuyển đổi (trong đó cây sầu riêng 46,3 ha; cây bơ 197,1 ha; cây cam 6 ha; cây xoài 12,3 ha; cây mít 19,5 ha, cây chuối 73,7 ha; cây chanh dây 130,2 ha; căy ăn quả khác 19,9 ha). Đến nay diện tích cây ăn quả lên đến 531,2 ha; 181,3 ha cây chanh dây. Qua các Hội nghị, hội thảo tuyên tuyền, vận động thì diện tích các hộ dân đăng ký chuyển đổi trồng vụ Mùa năm 2019 là 231,46 ha của 637 hộ: trồng dâu nuôi tằm 37,3 ha, 93 hộ; trồng nhãn Hương Chi 118,8 ha, 391 hộ; trồng cây chanh dây 23,76 ha, 49 hộ; trồng cây cam 21 ha, 40 hộ; trồng cây bưởi 10,5 ha, 10 hộ; trồng cây mít thái 9,6 ha, 44 hộ; trồng cây báng súng 6 ha, 6 hộ; trồng cây măng tây 2,2 ha, 12 hộ; trồng cây ổi Nữ hoàng 02 ha, 02 hộ và đăng ký trồng trên 150 ha rừng ngoài quy hoạch.
Đồng thời, trong năm 2018 huyện cũng đã chủ động mời các ngành, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh về làm việc thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn cho người nông dân trồng tiêu. Sau buổi làm việc với huyện, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai đã có Công văn số 73/GLA-THNS&KSNB ngày 19/01/2018 chỉ đạo các Ngân hàng trên địa bàn áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo giỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất hoặc chuyển đổi cây trồng theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ. Đồng thời, bàn giải pháp và có lộ trình thu hồi nợ vay phù hợp, hạn chế việc khởi kiện, cưỡng chế thu nợ đối với các hộ vay trồng tiêu dẫn đến ảnh hưởng đến tình hình an ninh – trật tự trên địa bàn huyện. Tháng 5/2018, Thường trực Huyện ủy chủ trì mời các Ngân hàng làm việc để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn. Đến cuối năm 2018, các Ngân hàng đã tập trung tháo gỡ, số hộ sản xuất hồ tiêu vay vốn trên địa bàn huyện đã được các Ngân hàng cơ cấu lại nợ, cho vay mới, miễn giảm lãi vay, giảm lãi suất rất thấp, cụ thể: 263 hộ, với số tiều là 58,294 tỷ đồng (trong đó miễn giảm lãi vay 4,6 tỷ đồng, giảm lãi suất 4,170 tỷ đồng, cho vay mới 49,301 tỷ đồng và nợ xấu là 78,566 tỷ đồng).
                                                            Nguyễn Huệ

 

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 15
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png