Trang chủ > Tin tức > Tin tổng hợp > Cần lắng nghe trẻ em nhiều hơn

Cần lắng nghe trẻ em nhiều hơn

Ngày đăng bài: 31/05/2019
Những năm gần đây, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đạt được nhiều thành quả, đảm bảo các quyền của trẻ em và hội nhập với quốc tế. Trẻ em được phát triển toàn diện, được bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ.
Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, thách thức trong công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em. Đó là vấn đề  bạo lực, xâm hại tình dục đối với trẻ em, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, tai nạn, thương tích, đuối nước đối với trẻ em. Đặc biệt là vẫn còn khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nước sạch và các dịch vụ phúc lợi xã hội của trẻ em.

treem.jpg
Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hoạt động hè năm 2019 tổ chức tại xã IaBLứ
Trẻ em là tương lai, như búp trên cành. Vì vậy trong quá trình phát triển của đất nước, chúng ta đặc biệt phải chú ý hơn đến trẻ em. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói:  “Ngoài những phong trào, kêu gọi, vận động thì việc tối quan trọng là phải thực hiện thật tốt Luật Trẻ em, trong đó quy định rất đầy đủ các quyền của trẻ em, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, xã hội. Chúng ta phải làm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình. Những tổ chức, cá nhân được quy định trong luật phải được ràng buộc trách nhiệm về mặt Đảng, chính quyền, luật pháp. Các hành vi vi phạm về quyền trẻ em phải bị xử lý nghiêm”.
 Phó Thủ tướng cũng nêu 2 điểm cần đặc biệt lưu ý liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em:
Thứ nhất là cách giáo dục trẻ em:  Trong xã hội ngày càng phát triển thì  chúng ta cần nghiêm khắc với trẻ em bằng tấm lòng, tình thương nhưng cách thể hiện không phải bằng roi, vọt hay những câu nói, thái độ gây tổn thương cho trẻ em.
Thứ hai là không nên coi trẻ em chỉ biết vâng lời, làm theo lời người lớn. Chúng ta hãy tôn trọng trẻ em, lắng nghe trẻ em nói để biết các cháu muốn gì, được tham gia, bày tỏ ý kiến của mình.
Tất cả chúng ta hãy thực sự chăm sóc cho thế hệ mai sau của gia đình mình, dòng tộc mình, quê hương mình, đất nước mình, thế giới của mình thực sự thiết thực. Đầu tiên phải tăng cường tuyên truyền về các quyền trẻ em theo đúng Luật Trẻ em.
Nội dung Công ước nói tới 4 nhóm quyền của trẻ em, bao gồm:
                     + Quyền được sống còn
                     + Quyền được phát triển
                     + Quyền được bảo vệ
                     + Quyền được tham gia
          Cụ thể:
 1. Nhóm quyền được sống còn, bao gồm:
  - Quyền được sống
  - Quyền có họ tên, quốc tịch
  - Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc
  - Quyền được bảo đảm đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển
2. Nhóm quyền được phát triển, bao gôm:
  - Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh
  - Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng
  - Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi
  - Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  - Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em
  - Quyền được có mức sống đủ
 3. Nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm:
  - Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc
  - Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ
  - Quyền không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư
  - Quyền được hưởng an toàn xã hội gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác
  - Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sự phát triển của trẻ
  - Quyền được bảo vệ chống lại việc sử sụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc  sản xuất, buôn bán ma túy
  - Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp
  - Quyển được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi
 
4. Nhóm quyền được tham gia, bao gồm:
  - Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em
  - Quyền tự do bày tỏ ý kiến (Không trái với pháp luật)
  - Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình
 
                                                                          Thùy Linh ( tổng  hợp)

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 15
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png