Trang chủ > Tin tức > Tin tổng hợp > Thành quả sau 10 năm thực hiện phong trào “Dân vận khéo”

Thành quả sau 10 năm thực hiện phong trào “Dân vận khéo”

Ngày đăng bài: 30/08/2019
Qua triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo” 10 năm qua nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân đã đăng ký xây dựng và triển khai mô hình “dân vận khéo” mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số; xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đoàn viên, hội viên; huy động nguồn lực nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp; tham gia giúp đỡ, cảm hóa giáo dục đối tượng, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại thôn làng, các mô hình tiêu biểu như:
Hội Cựu chiến binh huyện với “Mô hình 10 + 1”  đã triển khai trong toàn huyện, từ cuối năm 2016 có 101 hộ Hội Cựu chiến binh thuộc diện hộ nghèo, đến nay đã giảm được 89 hộ, chiếm 88,1% số hộ hội viên nghèo, có 5 chi hội ở xã không có hộ hội viên nghèo. Đồng thời đã phối hợp với các ngành liên quan vận động “xóa được 21 nhà ở dột nát, tạm bợ” cho hội viên trị giá gần 700 triệu đồng (trong đó Hội Cựu chiến binh vận động được 300 triệu đồng và huy động 322 ngày công). “Chương trình 5 không” gắn với “mô hình 4 không” được Hội Cựu chiến binh huyện áp dụng triển khai tại các làng trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị, sau đó được nhân rộng ra các chi hội trong toàn huyện và đến nay được Hội Cựu chiến binh tỉnh chọn nhân rộng ra toàn tỉnh. Mô hình 10+1 (10 hội viên khá, giàu giúp đỡ 01 đối tượng nghèo). Theo đó các cơ sở hội, chi hội vận động cán bộ, hội viên có điều kiện giúp đỡ về vốn, giống cho gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn với lãi suất thấp và không tính lãi với số tiền trên 1,920 tỷ đồng và 5.200 cây giống các loại, từ nguồn huy động được các hội viên đã giúp nhau phát triển kinh tế, tạo việc làm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

 

1.jpg
              Hội Cựu chiến binh huyện trao tặng cây trồng cho hội viên nghèo
          
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã nhân rộng mô hình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” ở 5 Hội cấp xã (Ia Le, xã Ia Hrú, xã Ia Hla, xã Ia Phang, Ia Dreng), kết quả đã hỗ trợ xây 09 nhà mới, sữa chữa 03 nhà cho 12 hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, với số tiền 13.820.000đ và đóng góp 122 ngày công. Xây dựng mô hình “5 không, 3 sạch” ở tất cả các xã, thị trấn. Trong năm thành lập 05 câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”. Vận động hội viên phụ nữ xây dựng mô hình tiết kiệm với tổng số tiền 2.457.775.000 đồng, giúp cho 339 chị vay với hình thức tính lãi thấp để chị em làm kinh tế. Duy trì và xây dựng 19 mô hình câu lạc bộ.
Hội Nông dân huyện với phong trào thi đua “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”, kết quả có 3.607 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ở tất cả các cấp. Trong đó, có trên 150 mô hình, điển hình kinh tế hộ nông dân đem lại thu nhập cao, ổn định hàng năm từ 150 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; đồng thời tạo việc làm cho lao động tại địa phương và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển sản xuất, giúp nhau xóa đói giảm nghèo làm giàu bền vững; nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu hiệu quả, cho thu nhập cao, ổn định; Đến nay, có trên 150 mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả cao, cho mức thu nhập ổn định từ 150 triêu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Điển hình như: mô hình chăn nuôi gà Đông tảo của hộ nông dân Đinh Công Chấn, mô hình trồng cà phê xen cây ăn trái của hộ nông dân Đào Thanh Khơ, Đào Văn Chung ở xã Ia Dreng; mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của nông dân Phan Văn Quý ở xã Ia Le; Mô hình trồng cây Đinh lăng của Cựu chiến binh Lê Cường, xã Ia Blứ; Mô hình kinh doanh phân bón, thu mua nông sản của Cựu chiến binh Phạm Thanh Tuyến, xã Ia Ròng; các mô hình của các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất về chanh dây, chuối tiêu hồng, trồng dâu nuôi tằm đang phát triển tố; các cấp Hội đã xây dựng “Quỹ hỗ trợ hội viên nông dân nghèo” được 217,1 triệu đồng để giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, Hội nông dân huyện 72,7 triệu đồng, các chi hội xã, thị trấn 184,4 triệu đồng.
Đoàn thanh niên có Mô hình trồng nấm của đoàn viên Đoàn Công Tiến, tại thôn Hòa Thuận, xã Ia Phang (là một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm): Sau khi ra trường, với số vốn vay ban đầu 50 triệu đồng, anh Tiến mạnh dạn đầu tư “Mô hình nuôi trồng nấm sò”; với 100m2 nhà nuôi trồng nấm, 01 lò hấp 500 bịch phôi, và một nhà xưởng 40m2 để trộn nguyên liệu, anh đã tiến hành sản xuất. Bước đầu do kinh phí ít, gặp nhiều khó khăn về kỷ thuật, nhưng được sự động viên và hỗ trợ của Huyện đoàn về vốn vay 25 triệu đồng để mua giống, mở rộng sản xuất. Đến nay, mô hình sản xuất của anh Tiến đã mở rộng diện tích 1.500m2, với 10 nhà nuôi trồng, 2 nhà ươm phôi, 1 nhà xưởng và phát triển thêm chủng loại nấm mới như Bào ngư xám, mộc nhĩ, hồng chi. Doanh thu đạt 752 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 280 triệu đồng. Đây là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp”.


2.jpg
Mô hình trồng nấm của Hợp tác xã 81 – phong trào thanh niên khởi nghiệp
 
 Mô hình “Toàn dân xây dựng nông thôn mới” về tuyên truyền và vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn của đồng chí Hồ Sĩ Quang - cán bộ dân vận xã Ia Rong: Đã vận động nhân dân tham gia 90 ngày công lao động, đóng góp 150m3 đất đá, 15,7 triệu đồng, di dời cổng ngỏ, hàng rào và hiến 7.200m2 đất để mở rộng đường giao thông ở thôn, làng với chiều dài 1,7 km. Vận động 4 hộ dân khác hiến đất để có mặt bằng làm cống, rãnh thoát nước cho khu vực trường cấp I, II Trần Hưng Đạo.
Mô hình trồng nấm hữu cơ Đức Thảo (của anh Trần Văn Thắng) với quy mô diện tích 5.000m2, cơ sở đã nuôi trồng khoảng 85.000 sò nấm các loại (Bào ngư 30.000 sò, linh chi 10.000 sò, nấm rơm 10.000 sò, nấm mèo 35.000 sò); hàng tháng cơ sở Nấm hữu cơ Đức Thảo đã sản xuất và bán ra thị trường được hơn 10.000 sò nấm các loại, trừ chi phí sản xuất, mỗi tháng cho thu nhập ổn định khoảng 15 triệu đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình và vươn lên xóa đói giảm nghèo. Hiện nay cơ sở đang tiến hành quảng bá sản phẩm và hướng dẫn kỉ thuật, kinh nghiệm, cung cấp giống cho bà con cùng thực hiện.
 Một mô hình “Mỗi tổ chức cơ sở Đoàn nhận giúp đỡ thường xuyên ít nhất 01 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn” do Ban Thường vụ Huyện đoàn phát động, được các Đoàn viên Chi đoàn Dân chính Đảng triển khai thực hiện. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, Chi đoàn Dân chính Đảng đã tổ chức nhận, chăm sóc, giúp đỡ em Đỗ Thị Ngọc Thảo, 14 tuổi - là học sinh lớp 7 ở xã Ia Phang, có hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ (hiện ở với ông, bà Ngoại), hàng tháng Chi đoàn đã thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ từ 200 đến 300 ngàn đồng/tháng để mua trang thiết bị học tập. Chi đoàn sẽ nhận chăm sóc, giúp đỡ cho đến khi em đủ 18 tuổi.
                                                                                          Nguyễn Hiền

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 20
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png