Trang chủ > Tin tức > Tin tổng hợp > Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn huyện

Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn huyện

Ngày đăng bài: 15/05/2020
Ngày 12/5/2020, UBND huyện Chư Pưh đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020 trên địa bàn huyện.
9.jpg
Hình ảnh minh họa
 
           Nhằm riếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn huyện một cách đồng bộ theo đúng chu trình. Thực hiện nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, thế mạnh trên địa bàn huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân. Củng cố, nâng cấp các sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 và phát triển các sản phẩm đăng ký mới năm 2020; hoàn thiện các sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng, bao bì, mẫu mã sản phẩm; nâng cao năng lực và tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại của các tổ chức tham gia chương trình. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thực hiện Chương trình “Mỗi xã, thị trấn một sản phẩm” từ huyện đến xã. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trong tỉnh và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại ra ngoài tỉnh.
Các phòng ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, các chủ thể sản xuất sản phẩm bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện; khích lệ phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo của người dân, các chủ thể sản xuất trong thực hiện Chương trình; chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
        Mục tiêu chung
        Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEs, các chủ thể sản xuất có đăng ký kinh doanh) sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tập trung phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
        Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020. Tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, gìn giữ, phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn bền vững.
        Mục tiêu cụ thể
        Phát triển sản phấm: hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp 17 sản phẩm, trong đó: nâng cấp 04 sản phẩm đã đạt 03 sao năm 2019 lên 4 sao và trong 13 sản phẩm mới tham gia chu trình OCOP, phát triển ít nhất 08 sản phẩm mới đạt từ 3 sao OCOP cấp tỉnh trở lên.
        Phát triển tổ chức kinh tế: Củng cố ít nhất 11 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh hiện có đăng ký tham gia chu trình năm 2020 của các địa phương (Doanh nghiệp, HTX, THT, Cơ sở sản xuất), ưu tiên đơn vị có sự tham gia quản trị của người địa phương.
        Đào tạo nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX/cơ sở sản xuất tham gia OCOP: 100% cán bộ quản lý Chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình được đào tạo, tập huấn; 100% chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, HTX, THT, cơ sở sản xuất) tham gia OCOP đủ năng lực vận hành hệ thống tổ chức bộ máy, vận hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ sản phẩm, có kỹ năng về quảng bá, tiếp thị và bán hàng.
        Xúc tiến thương mại: tổ chức ít nhất 01 sự kiện xúc tiến thương mại sản phẩm tại huyện, có thể tổ chức độc lập hoặc kết hợp, gắn với các sự kiện phiên chợ nông sản, lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện. Các sản phẩm đạt sao OCOP năm 2019 và năm 2020 được hỗ trợ tham gia ít nhất 01 lần tại các sự kiện, hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh.
        Công tác truyền thông: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo điện tử,... các ấn phẩm tuyên truyền giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương nói chung và OCOP nói riêng hàng tháng/quý/năm.
        Tăng cường công tác hỗ trợ, quản lý, giám sát: Đối với các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP năm 2019 thực hiện công tác quản lý, giám sát việc tuân thủ các tiêu chí của OCOP, báo cáo hàng Quý/năm; Đối với các sản phẩm đăng ký tham gia OCOP năm 2020, thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp theo kế hoạch.
Nội dung thực hiện
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình OCOP
          - Rà soát kiện toàn bộ máy tỗ chức OCOP cấp huyện: Rà soát kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm, bổ trí 01 cán bộ phụ trách OCOP cấp huyện, theo Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP.
          - Rà soát bộ máy tổ chức OCOP cấp xã: Rà soát, bố trí cán bộ phụ trách OCOP cấp xã, gửi về (cơ quan thường trực) Phòng nông nghiệp & PTNT.
          - Thời gian hoàn thành: Tháng 5/2020.
          2. Học tập kinh nghiệm thục hiện Chương trình OCOP
        - Nội dung: Thành lập Đoàn công tác học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương trong và ngoài tỉnh có kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình.
        - Đơn vị thực hiện: Phòng nông nghiệp và PTNT, các phòng ban liên quan thuộc huyện, đại diện UBND các xã có tổ chức kinh tế tham gia OCOP, đại diện các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
          3. Thông tin tuyên truyền Chưong trình OCOP
        - Nội dung: Tuyên truyền, truyền thông quảng bá thường xuyên, đa dạng về hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở; trang thông tin của huyện, bản tin, chuyên đề, câu chuyện gan với hình ảnh... như tờ rơi, Pano, phóng sự Truyền thanh, Truyền hình...
        - Đơn vị thực hiện: Phòng nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với phòng văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa - TT&TT huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan.
          4. Triển khai Chu trình OCOP thường niên
        - Triển khai Chu trình OCOP thường niên theo 06 bước (Quyết định 490/2018/QĐ-TTg) đảm bảo nguyên tắc: Nhà nước đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn.
        - Cơ sở sản xuất chủ động đề xuất và thực hiện theo nhu cầu và khả năng thực tế.
        - Phòng nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện.
          5. Triển khai công tác tư vấn thục hiện Chương trình
Phòng nông nghiệp và PTNT căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành hợp đồng, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện một số các nội dung, cụ thể:
        - Triển khai các hoạt động chung của Chương trình:
+ Xây dựng kế hoạch, Đề án/Dự án triển khai chương trình OCOP;
+ Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng cơ sở và sản phẩm, đề xuất phát triển sản phẩm và các giải pháp thực hiện;
+ Hỗ trợ OCOP huyện triển khai Chu trình OCOP thường niên, bao gồm: Tuyên truyền, tiếp nhận ý tưởng sản phẩm và phương án kinh doanh, tập huấn đào tạo, hỗ trợ triển khai Kế hoạch kinh doanh, tư vấn hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ quản lý, truyền thông Chương trình;...
        - Hồ trợ trực tiếp và gián tiếp các cơ sở sản xuất tham gia OCOP, cụ thể:
+ Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới và nâng cấp, chuẩn hóa các sản phẩm đã có (Tư vấn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu/nhãn hiệu, công cụ truyền thông sản phẩm; quy trình kiểm soát chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn và hồ sơ công bố; xây dựng và áp dụng hồ sơ lô trong sản xuất; xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ OCOP;...);
+ Tư vấn thúc đẩy các hoạt động Marketing và bán hàng (điều tra, khảo sát phân tích thị trường, định vị sản phẩm và đề xuất giải pháp Marketing, phân phối; tối ưu hóa các hoạt động bán hàng trên nền tảng internet như: Thiết lập/nâng cấp các gian hàng online trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, kênh youtobe,...).
        Đơn vị thực hiện: Phòng nông nghiệp và PTNT chù trì, đơn vị tư vấn.
          6. Xây dựng phương án triên khai hỗ trợ các sản phẩm năm 2020
        Triển khai phê duyệt phương án, dự toán hỗ trợ các hạng mục đối với sản phẩm đã đăng ký và cam kết tham gia chu trình OCOP năm 2020 đảm bảo theo quy định hiện hành để phát triển và thương mại hóa sản phẩm, trên cơ sở hoàn thiện các khâu hỗ trợ thiết kế, hoàn thiện bao bì, nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các công tác thông tin tuyên truyền và quảng bá, xúc tiên thương mại sản phẩm, tham gia trị trường,...
          7. Hội nghị sơ kết, đánh giá Chưong trình OCOP năm 2020
        - Nội dung: Tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, bài học kinh nghiệm, giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ năm báo cáo năm, sơ kết công tác thực hiện Chương trình và đề ra nhiệm vụ cho năm tiếp theo.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân huyện
- Đơn vị thực hiện: Phòng nông nghiệp và PTNT, các phòng ban liên quan, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, đại diện các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
- Thời gian: Quý IV/2020.
8. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện (Cơ quan thường trực) cấp huyện
- Cơ quan thường trực, điều phối các hoạt động triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn huyện; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và tham mưu cho BCĐ huyện đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất tham gia và triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình OCOP năm 2020 trên địa bàn huyện.
- Tham mưu cho BCĐ huyện phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng, triển khai các nội dung, nhiệm vụ trong Đề án OCOP của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của huyện hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ, đàm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Chu trình OCOP thường niên và tham mưu tổ chức các kỳ đánh giá, phân hạng sản phẩm, đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình OCOP cấp huyện.
Ksor Bun

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 7
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png