Trang chủ > Tin tức > Tin tổng hợp > tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả trong những năm qua

tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả trong những năm qua

Ngày đăng bài: 23/12/2019
Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng hoặc mưa liên tục, kéo dài hàng tháng trên địa bàn huyện đã làm cho nhiều diện tích cây hồ tiêu bị chết, năng suất, sản lượng giảm mạnh, bên cạnh đó giá nông sản bấp, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên địa bàn và sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trước những khó khăn và thách thức về sản xuất nông nghiệp, huyện Chư Pưh xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội . Từ đó huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Huyện đã tổ chức nhiều hội thảo và thành lập các Hợp tác xã, Nông hội điểm làm “cầu nối” giữa người nông dân và doanh nghiệp, giúp người nông dân tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình hay, từ đó hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm nông sản trên địa bàn. Đến nay huyện đã có 06 chuỗi liên kết của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã với người dân. Mặc khác huyện chú trọng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn dê và đàn heo, từng bước chuyển dịch từ mô hình chăn nuôi nông hộ sang mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và bán trang trại quy mô lớn, kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm chăn nuôi.
Kết quả từ những diện tích tiêu chết, đến nay đã có 919,05 ha chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, trong đó: 105,9 ha sầu riêng, 212,5 ha bơ, 22 ha cam, 21,7 ha xoài, 140 ha diện tích còn lại là các loại cây ăn quả khác như: nhãn, chanh tứ quý, bưởi, chuối,... Đã thành lập trên 20 Hợp tác xã; 11 tổ hợp tác và mô hình Nông hội hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp gắp kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân và doanh nghiệp; có 4 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định tỉnh đánh giá, xếp hạng OCOP như: Sản phẩm viên tinh Nghệ Đỏ, mật ong, sữa ong chúa AGILA; Sản phẩm Sầu riêng Hợp tác xã Đại Ngàn; Rượu Đinh Lăng và Tinh Bột Nghệ Đỏ AGILA. Tổng đàn gia súc của huyện tăng 182,07% so với năm 2010; đàn gia cầm tăng 155,3%; về phát triển chăn nuôi của huyện trước đây chủ yếu hộ gia đình, nhỏ lẻ, đến nay, đã có 09 trang trại chăn nuôi lợn tập trung gia công heo thịt theo hướng công nghệ cao thường xuyên có trên 1.000 con có liên kết với doanh nghiệp; 05 cơ sở chăn nuôi heo thịt với tổng đàn từ 100 đến 500 con; nhiều mô hình chăn nuôi bò, heo rừng, gà đông tảo, dúi,...và mô hình trồng nấm, nuôi tằm cũng đang được bà con nông dân triển khai tích cực mang hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu một số mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao, đang nhân rộng tại địa phương:
Mô hình xen canh cây ăn trái Cà Phê, Sầu riêng, Bơ của hộ ông Đào Văn Chủy  tại Tung Blai, xã Ia Dreng

 1.jpg

 
Mô hình xen canh cây ăn trái Cà Phê, Sầu riêng, Bơ của ông Đào Văn Chủy  tại Tung Blai, xã IaDreng, diện tích 2,2 ha, được gia đình chuyển đổi năm 2012 nhằm thay thế diện tích tiêu bị chết, già cỗi đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đem lại thu nhập bình quân hàng năm trên 600 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất và công lao động mỗi năm thu nhập 400 triệu đồng.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm: hộ ông Trần Bá Chiến, thôn Phú Bình, xã Ia Le
 

 2.jpg
 
Cuối năm 2018, từ mô hình khuyến nông của huyện, gia đình đã mở rộng diện tích lên 0,7 ha, nuôi 02 -03 hộp tằm con, sau 15 ngày nuôi đạt từ 50-55 kg kén/hộp, với giá kén thời điểm hiện tại giao động từ 120.000-130.000 nghìn đồng/kg, một hộp tằm cho thu nhập từ 6-7,1 triệu đồng/hộp, mỗi tháng nuôi được 02 lứa tằm, thu khoảng 12-21,3 triệu đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư lợi nhuận mỗi tháng thu nhập khoảng 13 -15 triệu đồng.
Mô hình nuôi bò cái sinh sản, kết hợp với vỗ béo cho bò của gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Hòa Hiệp, thị trấn Nhơn Hòa

3.jpg
 
Diện tích chuồng trại trên 2000 m2, gồm 02 dãy, chuồng lợp tôn, kết cấu 2 mái nhằm tạo sự thông thoáng. 01 dãy đã nuôi bò được 2 năm với tổng đàn bò trên 100 con (30 bò cái sinh sản, 30 con bò con và 40 con bò đực vỗ béo), 01 dãy chuồng đang xây dựng. Với tổng diện tích 05 ha đất hiện có anh đã tiến hành trồng cỏ voi xanh Đài Loan làm nguồn nguyên liệu, đầu tư hệ thống tưới nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho mùa khô. Đồng thời xây dựng 05 hố ủ, mỗi hố có thể tích 10 m3 để ủ chua thức ăn xanh, 01 kho dự trữ rơm khô và thức ăn tinh. Sau 01 năm chuyển đổi, mô hình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, thu nhập bình quân/ năm đạt 610 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận là 324 triệu đồng, giải quyết 04 công lao động, lương 5 triệu đồng/tháng.
Mô hình nuôi dê: của hộ ông Trương Viết Thảo, thôn Phú Bình, xã Ia Le
 
 4.jpg
 
Gia đình chuyển đổi năm 2016, sử dụng giống dê bách thảo và dê Bor, thấy đem lại hiệu quả cao, gia đình đã mạnh dạn đầu tư, hiện nay đã mở rộng quy mô lên trên 80 con, thu nhập bình quân hàng năm đạt 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận 200 triệu đồng.
Mô hình trồng Sâm bố chính của hộ ông Vũ Đức Sắp, thôn Plei Dư, xã Ia Hrú

 
 5.jpg
 
Đồng chí Nguyễn Minh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đang chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trồng Sâm Bố chính, diện tích 1 ha, tại thôn thôn Plei Dư, xã Ia Hrú, hộ dân đã xuống giống 4 tháng, cây phát triển tốt, dự kiến sau 1 năm sẽ cho thu hoạch khoảng 120.000 tấn/ha; giá thu mua bao tiêu 60.000 đ/kg tương đương 1,2 tỷ đồng/ha.
Việc mạnh dạn đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đã mang hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 44,44 triệu đồng/người/năm (tăng 3,5 lần so với năm 2010); số hộ nghèo từ 4.218 hộ, chiếm 29,05% đến cuối năm 2019 giảm còn 6,80% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 5,14%), góp phần rất lớn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Đ/c Nguyễn Minh Tứ, Ủy viên BTVHU
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 2
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png