TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐEN VÀ TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Ngày đăng bài: 16/05/2019

UBND HUYỆN CHƯ PƯH
PHÒNG TƯ PHÁP
TÌM HIỂU 
VỀ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐEN VÀ TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Chư Pưh – Tháng 4/ 2019
hinh-(1).jpg
   Trong thời gian gần đây hoạt động “tín dụng đen” đang ngày càng hoành hành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, đang được các đối tượng cho vay nặng lãi sử dụng, làm cho tín dụng đen biến tướng, khó lường gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn, xã hội của địa phương. Để giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận diện rõ thủ đoạn hoạt động “tín dụng đen” để phòng ngừa và ngăn chặn. Đồng thời hiểu rõ và tiếp cận các chính sách tín dụng góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen” trên địa bàn huyện.
A- HOẠT ĐỘNG “TÍN DỤNG ĐEN”
1. Tín dụng đen là gì?
    Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện chủ yếu bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc có thể là tổ chức hoạt động không đúng pháp luật với lãi suất vượt quá mức lãi suất cho vay mà pháp luật Việt Nam quy định, mức lãi suất cho vay nhà nước quy định đó là không được vượt quá 20/% của khoản tiền vay.
2. Cách nhận biết tín dụng đen :
   - Nhận biết qua hình thức quảng cáo
    Các quảng cáo cho vay tín chấp tại các hiệu cầm đồ, dán tờ rơi tại các cột điện, ngã tư, trên tường nhà trong ngõ hẻm...hầu hết đều là cho vay tín dụng đen.

   - Nhận biết thông qua thủ tục vay

   Đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe giấy đăng ký xe ô tô, xe máy là đã có thể vay được.
   - Nhận biết thông qua lãi suất cho vay
   Lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 - 360%/năm tương đương khoảng 3.000 - 10.000 đồng/1 triệu/ngày.
  -  Nhận biết thông qua hợp đồng cho vay
   Hợp đồng của tín dụng đen sẽ không quy định các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau...
    - Nhận biết qua hình thức cho vay, trả lãi   
    Vay tiền mặt, trả lãi trước một kỳ, cuối kỳ trả gốc; Vay trả góp. Ví dụ: Vay 5.000.000đ/ngày trong 30 ngày thành 6.000.000đ
3. Quy định của pháp luật về xử lý tín dụng đen :
   Theo quy định tại điều 201 của Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó, nếu cho vay với mức lãi suất từ 8,33%/tháng hoặc 100%/năm trở lên, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
   Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Các biện pháp phòng, ngừa tín dụng đen :
   - Tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết quy định của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tài chính, dịch vụ cầm đồ; thủ đoạn lợi dụng dịch vụ này để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; hệ lụy nghiêm trọng của tội phạm “tín dụng đen”; nâng cao nhận thức về pháp luật để tự phòng, tránh và tích cực tố giác tội phạm.
   - Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng dán tờ rơi, phun sơn quảng cáo cho vay tài chính; các đối tượng nghi vấn đòi nợ sử dụng các hành vi đổ chất bẩn, gây mất ANTT ; các cơ sở cầm đồ trái phép hoặc vi phạm về lãi suất vay theo quy định của pháp luật.
   - Xử lý nghiêm minh các đối tượng liên quan đến tội phạm “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê.
   - Nâng cao khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là người nghèo/người thu nhập thấp, người đồng bào dân tộc thiểu số.
B- CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN VAY TỪ  NGÂN HÀNG
    Để góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen” hiện nay Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng có hàng loạt các chinh sách để giúp cho người dân tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất. Cụ thể :
    1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ:
    Theo quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vay do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được tổ chức tín dụng xem xét:
 
  - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng; thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký...
  - Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.”.
    2. Vay tín dụng tiêu dùng tối đa đến 30 triệu đồng :
    Theo Văn bản số 287/NHNNo-HSX ngày 11/10/2018 của Tổng Giám đốc Ngân hàng AGribank, thì với gói vay này cho vay mục đích tiều dùng hợp pháp, cấp thiết, có nhu cầu vốn không quá 30 triệu đồng, thời gian sử dụng vốn ngắn hạn như: mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh ... và chứng minh nguồn trả nợ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng theo quy định của NHNN, Agribank. Ưu tiên xét duyệt và giải ngân trong ngày khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
   3 . Cho vay hộ nghèo :
    Đối tượng vay là hộ nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo được vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ lãi suất 0,55%/ tháng sử dụng để chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán Thời gian vay tối đa là 5 năm.
  4. Cho vay hộ cận nghèo:
       Đối tượng vay là hộ cận nghèo có tên trong danh sách hộ cận nghèo được vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ lãi suất 0,66%/ tháng sử dụng để chăn nuôi, trồng trọt. Thời gian vay tối đa là 5 năm.
   5. Cho vay hộ mới thoát nghèo :
   Đối tượng vay là hộ nghèo mới thoát nghèo trong vòng 3 năm, được UBND huyện phê duyệt danh sách, với lãi suất 0,6875%/ tháng, mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Sử dụng vốn vào việc: trồng trọt và chăn nuôi...Thời gian vay tối đa là 5 năm.
   6. Cho vay giải quyết việc làm:
    Đối tượng vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ SXKD nhằm giải quyết công ăn việc làm, lãi suất: 0,55%/ tháng, vói mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Sử dụng vốn vào việc: Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh...Thời gian vay tối đa là 5 năm.
Nguyễn Văn Giáp- CB TP xã

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND xã Ia Hru- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Xã Ia  Hru- Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Thái Nghiêm- CT UBND xã

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn

 

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng số lượt truy cập: 17
Số người on-line: 1
Copyright © 2017
icontop.png