Trang chủ > Chuyên mục > Thông báo > DANH MỤC TÀI LIỆU, GIỚI HẠN ÔN TẬP Kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2020 huyện Chư Pưh (Kèm

DANH MỤC TÀI LIỆU, GIỚI HẠN ÔN TẬP Kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2020 huyện Chư Pưh (Kèm theo Thông báo số 13/TB-HĐTD ngày 20/10/2021 của Hội đồng tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2020)

Ngày đăng bài: 20/10/2021
Căn cứ Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 24/12/2020 của UBND huyện Chư Pưh về việc tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2020;
Hội đồng thi tuyển viên chức giáo viên năm 2020 của huyện thông báo danh mục tài liệu, giới hạn ôn tập kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2020 của huyện Chư Pưh, cụ thể như sau:


 
A. BẬC HỌC MẦM NON.
* Cấu trúc bài thi gồm 3 phần.
Phần 1. Kiến thức chung.
Phần 2. Soạn giáo án hoạt động dạy học (kế hoạch bài dạy).
Phần 3. Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình dạy học, giáo dục.
I. Danh mục tài liệu, giới hạn ôn tập kỳ thi tuyển viên chức giáo viên mầm non năm 2021.
1. Thông tư số: 52/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020 ban hành Điều lệ Trường mầm non.
2. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình GDMN).
3. Các tình huống sư phạm: Tài liệu “Hướng dẫn giáo viên xử lý các tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non” của nhóm tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh, TS. Vũ Thúy Hoàn. Hà Nội 08/2019.
4. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi (Công ty cổ phần sách Dân tộc - nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Tiến sĩ Lê Thu Hương chủ biên).
          5. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). (Công ty cổ phần sách Dân tộc - nhà xuất bản Giáo dục Việt nam), theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết, TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS Lê thu Hương đồng chủ biên).
          6. Giáo án tham khảo dành cho giáo viên mầm non (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, ngày 10/01/2011).
II. Soạn giáo án (Thực hiện chương trình GDMN phù hợp với bối cảnh địa phương).
1. Độ tuổi: 5-6 tuổi:
- Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ:
+ Thơ: Hạt gạo làng ta (Nghề nghiệp) .
+ Truyện: Con gà trống kiêu căng (Chủ đề Động vật).
+ LQCC: y,g.
- Hoạt động giáo dục phát triển thể chất:
+ Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
+ Bật liên tục qua 5 ô- TCVĐ: Chuyền bóng.
- Hoạt động giáo dục thẩm mỹ:
+ Vẽ phương tiện giao thông (Chủ giao thông).
+ GDÂN: Dạy vận động “Năm ngón tay ngoan” (Chủ đề bản thân).
- Hoạt động giáo dục phát triển nhận thức:
+ LQVT: Nhận biết số 6.
+ KPKH: Quả bưởi.
2.  Cấu trúc giáo án (Gợi ý yêu cầu cơ bản của giáo án Mầm non).
          Lĩnh vực:...................
          Chủ đề:................
          Hoạt động:........: Tên bài:............
          Lớp:...................
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:....................
2. Kỹ năng:....................
3. Thái độ:.......................
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:....................
2. Trẻ:...........................
III. Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động 1.....
2. Hoạt động 2....
          3. Hoạt động 3....
III. Một số tình huống sư phạm.
   1. Tình huống trẻ tranh giành đồ chơi:
Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé trai tranh giành nhau một chiếc xe máy đồ chơi không ai chịu nhường ai, nếu bạn là cô giáo thì trong tình huống này sẽ xử lý như thế nào?
2. Tình huống Phụ huynh muốn cho con đi học thêm để chuẩn bị vào lớp 1
          3. Tình huống Trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh vẫn đưa trẻ đến lớp
4. Tình huống trong giờ ngủ trưa. Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác ?
5. Tình huống trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc.
6. Tình huống trả trẻ: Trong giờ trả trẻ bố cháu B phát hiện con bị mất vòng đeo tay bằng bạc. Bố bé rất bực tức nặng lời trách móc cô giáo, còn bé B thì sợ hãi bối rối đổ lỗi cho một số trẻ khác. Bố bé B cũng trách mắng và xô đẩy 1 vài trẻ trong lớp. Là giáo viên, chị sẽ xử ký tình huống đó như thế nào?
7. Tình huống trong giờ tạo hình: Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Tuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
8. Tình huống làm gì với trẻ hay đánh bạn
9. Tình huống trong giờ LQVH. Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được bé đó ?
10. Tình huống trong giờ Âm nhạc.
Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại… Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp.
B. BẬC HỌC TIỂU HỌC
Cấu trúc bài thi gồm 03 phần
1. Phần 1: Soạn kế hoạch bài dạy (các bài ở SGK Toán, Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Anh lớp 4)
2. Phần 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập môn Toán 4; Hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập môn Tiếng Anh lớp 4.
3. Phần 3: Xử lý tình huống sư phạm trong quá trình dạy học, giáo dục.
PHẦN 1: SOẠN KẾ HOẠCH BÀI DẠY (GIÁO ÁN)
Người dự tuyển soạn giáo án giảng dạy trên giấy (01 tiết học) về kiến thức chuyên môn trong phạm vi được đào tạo phù hợp với ngạch hoặc môn dự tuyển. 
I. Danh mục tài liệu ôn tập và phạm vi kiến thức trọng tâm
1. Danh mục tài liệu ôn tập
1.1Những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Năng lực soạn bài, xây dựng kế hoạch bài dạy áp dụng đặc trưng cho từng môn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Mục tiêu yêu cầu càn đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục trong Chương trình Giáo  dục phổ thông – chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo  dục và Đào tạo;
1.2. Công văn số 1920/SGDĐT-GDTH ngày 18/10/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình dạy học cấp tiểu học, soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
1.3. Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực (Module 13,trang 55-59 theo thông tư số 26/2012/TT-BGD DDT10/7/2012 của Bộ Giáo  dục và Đào tạo;
1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học (Module TH 15, trang 13-26) thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
1.5. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học (Module TH 16, mục 3 –Thông tin phản hồi trang 38 -72 ) thông tư số 26/2012/TT - BGD DDT10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
1.6. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt của lớp 4; SGK Toán 4 chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1.7. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên môn Tiếng Anh lớp 4 chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1.8. Cuốn sách 300 tình huống giao tiếp sư phạm, tác giả: PGS-TS Hoàng Anh; PGS-TS Đỗ Thị Châu (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
2. Nội dung soạn kế hoạch bài dạy và kiến thức trọng tâm
2.1. Gợi ý giáo án của 1 tiết lên lớp
Ngày dạy:…………… Môn:………………………………………………
Lớp:………………………………………………………………………..
Tên bài dạy:………………………………………………………………
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.
3. Thái độ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: (tài liệu, phương tiện, thiết bị…)
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
III. Hoạt động dạy học
 
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 các hoạt động
Hoạt động 1:
Hoạt động 1:
Hoạt động 3:
……..
4. Củng cố
5. Dặn dò
 
Lưu ý:
- Trình bày rõ ràng các hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Thiết kế linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế.
- Thể hiện được tính sáng tạo, đổi mới trong việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. Phạm vi giới hạn phần soạn giáo án.
2.2.1. Đối với vị trí giáo viên văn hóa:
* Môn: Toán (5 bài):
11 Môn Tên bài Sách giáo khoa Trang Ghi chú ND giảm tải
(nếu có)
1 Toán Luyện tập Toán 4 (NXBGDVN) 48 Bài 1(c)
Bài 3 Bài 5
Bài 2
Bài 4
 
Bài 4
2 Toán Nhân với số có hai chữ số Toán 4 (NXBGDVN) 69 Bài 1(d)
Bài 2
 
3 Toán Diện tích hình bình hành Toán 4 (NXBGDVN) 103 Bài 2
Bài 3 (b)
 
4 Toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó Toán 4
(NXBGDVN)
147-148 Bài :2; 3
 
 
 
* Môn: Tiếng Việt (5 bài):
TT Phân môn Tên bài Sách giáo khoa Trang Ghi chú ND giảm tải
(nếu có)
1 Tập đọc Thư thăm bạn Tiếng Việt 4 Tập 1 (NXBGDVN) 25  
2 Tập đọc Thưa chuyện với mẹ Tiếng Việt 4 Tập 1(NXBGDVN) 85  
3 Chính tả Nghe viết: Kim tự tháp Ai Cập Tiếng Việt 4 Tập 2 (NXBGDVN) 5-6  
4 Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Tiếng Việt 4
Tập 2 (NXBGDVN)
61  
5 Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả con vật Tiếng Việt 4 Tập 2 (NXBGDVN) 112  
 
 
 
2.2.2. Đối với vị trí giáo viên Tiếng Anh  tiểu học (Môn Tiếng Anh 10 bài):
* Giới hạn từ UNIT 4 đến UNIT 11 chương trình Tiếng Anh lớp 4 (hệ 10 năm)
 
Stt Bài
(Theo Sách giáo khoa)
Hướng dẫn thực hiện
1 Unit 4: Lesson 1 (1, 2)  
2 Unit 4: Lesson 2 (1, 2, 3)  
3 Unit 4: Lesson 3 (1, 2, 3)  
4 Unit 5: Lesson 1 (1, 2)  
5 Unit 5: Lesson 2 (1, 2, 3)  
6 Unit 5: Lesson 3 (1, 2, 3)  
7 Unit 6: Lesson 1 (1, 2)  
8 Unit 6: Lesson 2 (1, 2, 3)  
9 Unit 6: Lesson 3 (1, 2, 3)  
10 Unit 7: Lesson 1 (1, 2)  
 
* Mẫu giáo án tham khảo (dành riêng cho môn Tiếng Anh bậc Tiểu học)
Period 7
UNIT 3: WHAT DAY IS IT TODAY?
Lesson 1 (1, 2)
A. Objectives
By the end of this lesson, Ss will be able to:
- Use words and phrases related to the topic Days of the week.
- Ask and answer questions about the days of the week, using What day is it today? It’s …
B. Languages focus
- Vocabulary: today, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday, Sunday, English.
- Sentence patterns: What day is it today? - It’s …
C. Materials
- Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, calendars (preferably in English), interactive whiteboard.
- Students’ aids: Student book, workbook, notebooks.
D. Teaching procedures
  • Class organization
  • Checking: During the lesson
Teacher’s activities Students’ activities
1. Warm up
- Greet Ss. Then get the class to sing the song Where are you from?
- Present Unit 3: Point to the title and read it twice for Ss to repeat. Check comprehension and give feedback.
- Respond to T’s greeting. Sing the song.
- Look, listen and repeat the title twice. Answer T’s questions.
 
2. New lesson
1. Look, listen and repeat
- Teach the days of the week vocab: Start off by looking at a calendar (an English one) with everyone. Point to the days row at the top of each month. Elicit the English words for the days.
- Write new words on the board: today, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday, Sunday, English.
- Have Ss play “Wall Touch” to review the days of the week.
Rule: Give Ss cards and ask them to randomly stick the cards all over the walls. Then get Ss to play in two teams. Shout out “Monday” and a student from each team has to race over to a Monday card and touch it. Then “Tuesday” and so on until you make it through all the week days. The winner is the team with the most cards when all cards have been touched.
- Check and praise the winner.
 
- Give Ss a few seconds to look at the pictures in activity 1 and read the story.
- Point at the pictures a, b, c and d respectively to present the story. Ask Ss some questions:
Where are the pupils?
Who’s the teacher?
What day is it?
What lesson is it?
When is the next English lesson?
Check comprehension and give feedback.
- Play the recording, pointing at each speech bubble for Ss to listen and repeat the sentence(s) twice. 
- Point at each bubble for Ss to read the sentence(s).
2. Point and say
- Point at each day in the calendar to check comprehension and give feedback. Have Ss repeat each day twice.
- Play the recording for Ss to listen and repeat twice.
- Elicit the new sentence pattern:
Nam: What day is it today?
Mai: It’s Monday.
- Interact with Ss to ask and answer questions about the days of the week.
- Get Ss to practise in pairs asking and answering about days of the week.
- Invite a few pairs to check their performance. Listen and give feedback.
Work in pairs. Ask your partners what day is it today.
- Present the activity. Show Ss how to carry out the task: Ss role play to ask and answer questions about the current day.
 
- Look at the calendar, listen to T’s demonstration.
 
 
 
- Take notes.
 
 
 
- Listen to T’s instructions, stick the cards on the walls and play in two teams.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Give the winner a round of applause.
- Look at the pictures in activity 1 and read the story.
- Look, listen and answer T’s questions.
Possible answers:
They are in the classroom.
Miss Hien is.
It’s Monday.
It’s the English lesson.
It’s on Tuesday.
 
 
- Look, listen and repeat the sentence(s) twice.  
 
- Look and read the sentence(s).
 
 
- Look at the calendar,  listen to T. Answer T’s questions. Repeat each day twice.
 
- Listen, repeat twice.
 
- Take notes.
 
 
- Interact with T.
 
- Work in pairs and practise.
 
- Some pairs perform the task.
 
 
 
- Follow T’s instructions. Work in pairs, ask and answer questions about the current day.
3. Consolidation
- Recall the main content of the lesson by playing the song “The day of the Week Song”. Get Ss to sing along and do the gestures. - Listen, sing along and do the gestures.
4. Homelink
- Ask pupils to learn the new words by heart, practise the sentence pattern at home and prepare Unit 3: Lesson 2 (1, 2, 3) - Remember the task.
 
NoteDays always start with a capital letter: Monday, Tuesday, etc.
PHẦN 2. PHẦN BÀI TẬP VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA MÔN THI
Vận dụng kiến thức chuyên môn giải và hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập Toán lớp 4, Tiếng anh lớp 4 theo chương trình hiện hành.
PHẦN 3. PHẦN XỬ LÝ TÌNH HUÓNG SƯ PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC, GIÁO DỤC
- Xác định rõ các vấn đề đặt ra trong tình huống, ý thức được phải giải quyết vấn đề gì trong tình huống đó và hướng giải quyết như thế nào;
- Lựa chọn giải pháp, tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống nhau, khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất; sử dụng kỉ năng để giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Tìm hiếu các văn bản: Thông tư sổ 28/2020/TT-BGDDT ngày 4/9/2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trường Tiểu học; Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
C. BẬC HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Cấu trúc bài thi gồm:
Phần 1: Kiến thức chung.
Phần 2: Xử lý tình huống.
Phần 3: Kế hoạch bài dạy (giáo án).
 I. Danh mục tài liệu ôn tập:
1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Phần Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng  lực trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
3. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;
4. Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế đánh giá xếp loại học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
6. Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.
7. Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Module THCS 33 tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp trung học cơ sở). Cuốn sách 300 tình huống giao tiếp sư phạm, tác giả: PGS-TS Hoàng Anh; PGS-TS Đỗ Thị Châu (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
8. Chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn trung học cơ sở hiện hành.
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn trung học cơ sở hiện hành.
10. Sách giáo khoa, Sách bài tập các lớp hiện hành (có giới hạn các bài trong phần soạn giáo án).
 
II. Xử lý tình huống sư phạm
Xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức dạy học giáo dục thường xảy ra đối với học sinh Trung học cơ sở.
III. Soạn giáo án: (Chương trình lớp 6, 7, 8, 9)
Phần Soạn giáo án (Kế hoạch bài dạy) thực hiện theo hướng dẫn Công văn số 2580/SGDĐT-GDTrH ngày 31/12/2020 của Sở Giáo dục Đào tạo Gia Lai, tại Phụ lục 4 - Khung kế hoạch bài dạy sau đây (Môn Tiếng anh có mẫu giáo án riêng)
Phụ lục 4: KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: …………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
 III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
IV. Giới hạn ôn tập phần soạn kế hoạch bài học (giáo án)
1- Môn Toán
- Nội dung soạn giảng tập trung ôn tập các bài học sau:
TT Phân môn Nội dung
1 Đại số 9
(Chương IV)
§3. Phương trình bậc hai một ẩn
2 §4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
3 §5. Công thức nghiệm thu gọn.
4 §6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (t1)
5 Hình học 9
(Chương III)
§2. Liên hệ giữa cung và dây
6 §3. Góc nội tiếp
7 §4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
8 §5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
 
 
2- Môn Tin học:
2.1. Chương trình Tin học lớp 7 (Quyển 2)
Stt Tên bài dạy Hướng dẫn thực hiện
1 Bài 7. Trình bày và in trang tính  (tiết 1) Mục 1,2
2 Bài 7. Trình bày và in trang tính (tiết 2) Mục 3,4
3 Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu Mục 1,2
4 Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ (tiết 1) Mục 1,2,3
 
 
2.2. Chương trình Tin học lớp 8 (Quyển 3)
Stt Tên bài dạy Hướng dẫn thực hiện
1 Bài 7. Câu lệnh lặp (tiết 1) Mục 1, 2
2 Bài 7. Câu lệnh lặp (tiết 2) Mục 3
3 Bài 8. Lặp với số lần ch­ưa biết trước Mục 1 đến phần ví dụ 2
4 Bài 9. Làm việc với dãy số (tiết 1) Mục 1, 2
 
3- Môn Ngữ văn: Các bài học sau thuộc sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8, 9 hiện hành:
3.1. Chương trình Ngữ văn 8
1. Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng (tiết 1,2)
2. Cô bé bán diêm (tiết 1,2)
3. Câu cầu khiến
4. Khi con tu hú của Tố Hữu
3.2. Chương trình Ngữ văn 9
1. Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du (tiết1,2)
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (tiết1,2)
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo môn Ngữ Văn lớp 8,9.
4- Môn Hóa học: Các bài học sau thuộc sách giáo khoa Hóa học lớp 8, 9:
I. HÓA HỌC 8
          - Bài 31:Tính chất của Hiđro
          - Bài 33: Điều chế khí Hiđro - Phản ứng thế
          - Bài 40: Dung dịch
II. HÓA HỌC 9
          - Bài 36: Metan
          - Bài 37: Etilen
          - Bài 44: Rượu etylic
          - Bài 45: Axit axetic
- Bài 50: Glucozơ
          - Bài 51: Saccarozơ
          Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo môn Hóa học lớp 9.
5- Môn Mỹ thuật
STT Phân môn Tên bài Ghi chú
1 Vẽ trang trí Bài 17: Trang trí bìa lịch treo tường Sách giáo khoa âm nhạc và mĩ thuật 7
2 Vẽ trang trí Bài 22: Trang trí đĩa tròn
3 Vẽ theo mẫu Bài 23: Cái ấm tích và cái bát (vẽ hình)
4 Thường thức mĩ thuật Bài 30: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng.
 
 
6- Môn Sinh học: ( Các bài thuộc SGK Sinh học 9)
STT Tên bài dạy Hướng dẫn thực hiện
1 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái Mục câu hỏi và bài tập: câu 4 không thực hiện
2 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Mục I. Lệnh Tam giác trang 122-123 không thực hiện
3 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật  
4 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật  
5 Bài 47: Quần thể sinh vật  
6 Bài 49: Quần xã sinh vật  
 
 
7- Môn Tiếng anh:
LỚP 9 (Hệ 7 năm)
Học kì II: Giới hạn từ UNIT 7 đến UNIT 8
Tuần Tiết Bài
(Theo Sách giáo khoa)
Hướng dẫn thực hiện
22 43 Unit 7: Lesson 1 GETTING STARTED + LISTEN & READ  
44 Unit 7: Lesson 2  SPEAK  
23 45 Unit 7: Lesson 3 LISTEN+ TEST15’  
46 Unit 7: Lesson 4 READ  
24 47 Unit 7: Lesson 5 WRITE  
48 Unit 7 : Lesson 6 LANGUAGE FOCUS  
25 49 Unit 8: Lesson 1 GETTING STARTED + LISTEN & READ  
50 Unit 8: Lesson 2 SPEAK  
 
 
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC MỨC ĐỘ
(Kèm theo Công văn số 1790/SGDĐT-GDTrH ngày 05/10/2017
của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai)
Mỗi bài học có thể được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số hoạt động học trong tiến trình bài học theo phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Khi phân tích, rút kinh nghiệm một bài học cần sử dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm về kế hoạch và tài liệu dạy học đã được nêu rõ trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Bảng dưới đây hướng dẫn 03 mức độ của mỗi tiêu chí đánh giá.
Việc đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học được thực hiện dựa trên hồ sơ dạy học theo các tiêu chí về: phương pháp dạy học tích cực; kĩ thuật tổ chức hoạt động học; thiết bị dạy học và học liệu; phương án kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
Tiêu chí Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh để chuẩn bị học kiến thức/kĩ năng mới, nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh; tạo được mâu thuẫn nhận thức. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng cũ; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.
Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới (không đầy đủ). Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học.
Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể.
Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng/mở rộng mà học sinh phải thực hiện. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng/mở rộng.
2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mục tiêu của mỗi hoạt động học và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ cách thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập đó. Mục tiêu và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng; cách thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh được trình bày rõ ràng, cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành. Mục tiêu, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; cách thức hoạt động học được tổ chức cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.
3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hành động với thiết bị dạy học và học liệu đó. Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng. Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động (đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành) với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật học tích cực được sử dụng và điều kiện dạy học tại địa phương.
4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. Phương thức đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả nhưng chưa có phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của học sinh. Phương án kiểm trađánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học. Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.
         
7.2. Mẫu giáo án tham khảo (dành riêng cho môn Tiếng anh bậc THCS)
Period 55
UNIT 7: RECIPES AND EATING HABITS
Lesson 1: GETTING STARTED
 
I. OBJECTIVES: By the end of the lesson, students can:
          - use the lexical items related to making a prawn salad
          - listen and read Nick's mum and Mi's conversation for specific information about how to make a spawn salad
          - Learn some more famous dishes of some countries in the world
         1. Knowledge:
          a. Vocabulary: lexical items related to making a prawn salad
          b. Grammar: Giving instruction
2. Competences: Groupwork, independent working, pairwork, linguistic competence, cooperative learning and communicative competence.
          3. Qualities: Ss will be more responsible for cooking for themselves and for their family.
II. TEACHING AIDS
          1. Materials: Textbooks, plan
          2. Equipment: computer, projector, loudspeaker
III. PROCEDURE
1. Checking: During the lesson
           2. New lesson:
Teacher’s and students’ activities The main contents
1. Warm up
Aim: To attract Ss’ attention to the lesson and to lead in the new lesson.
 
T asks Ss some questions
Ss answer the questions
 
 
T introduces the lesson
*Chatting.
- What did you eat yesterday?
- What is your favourite food/ drink/ fruit?
- Can you tell me some food and drink you know?
 
2. Presentation
Aim: Ss can know how to read some vocabulary words and its meaning about the ingredients of prawn salad and some verbs to prepare to cook the prawn salad.
 
T explains some vocabulary words about the ingredients of prawn salad and some verbs to prepare to cook the prawn salad.
Ss copy and repeat
 
T lets Ss listen to the tape
Ss listen to the tape.
T asks Ss to read the conversation in pairs
Ss read the conversation in pairs
1. Listen and read
* The ingredients of prawn salad
prawns, salt, pepper, lemon juice, mayonnaise, celery, spring onions
* Preparing and cooking:
wash, boil, combine, add, mix, chop, drain, peel
 
3. Practice
Aim: Help Ss interact a conversation about ways of preparing and making a prawn salad.
 
T asks Ss to answer the questions in pairs without reading the dialogue again.
Ss answer the questions in pairs
T calls some pairs read the answers
And corrects and remarks
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Have Ss look at the pictures. Tell Ss that in the box are some dishes from different countries in the world.
- Ask Ss to write these dishes under the pictures, and then compare their answers in pairs. Play the audio for Ss to check and repeat the answers.
 
 
 
 
- Have Ss work in pairs to discuss what country in the box is associated with each dish in 2. Check and con­firm the correct answers.
 
 
 
 
 
 
 

- Tell Ss to complete the sentences with the names of the dishes in 2. The complete sentences will give Ss information about these dishes. Call on two Ss to write their answers on the board.
 
c. Answer the questions.
Key: 1. Nick’s mum.
2. Because it’s simple and delicious.
3. In the summertime.
4. They are versatile, and you can use lots of different ingredients in a salad.
5. Nick’s mum boils and drains the prawns. Nick washes the celery, peels the prawns, and mixes the ingredients. Mi washes the spring onions, chops the celery and spring onions, and mixes the ingredients.
6. Because he is­ finding it difficult to wait for one hour
2. Write the name of each dish in the box under each picture.
Key:
A. Cobb salad  
B. sushi  
C. steak pie
D. fajitas 
E. lasagne 
F. mango sticky rice
G. beef noodle soup  
H. curry
3 a. In pairs, discuss which country from the box is associated with each dish in2.
Key:
A. The USA   
B. Japan  
C. The UK
D. Mexico              
E. Italy     
F. Thailand
G. Viet Nam           
H. India
b. Fill each blank with the name of a dish in 2.
Key:
1. Lasagne   
2. curry     
3. steak pie    
4. Fajitas                 
5. sushi
4. Further practice
Aim: Ss can present how to cook how to prawn salad
 
T guides Ss to talk about cooking prawn salad.
Ss talk how to cook how to prawn salad
T corrects and remarks
 
 
Eg:
Hi every one! I am going to talk about cooking prawn salad.
In order to cook prawn salad, we need the ingredients: prawns, salt, pepper, lemon juice, mayonnaise, celery, spring onions.
Now, I will teach you how to cook
- wash the selery and spring onions
- boil the prawn until they are pink
- drain and peel them
- chop the celery and spring onions
- combine the prawn and celery in the bowl
- Add two tablespoons of mayonnaise, half a pepper and some lemon juice.
- Mix all the ingredients well.
- Add the spring onion on top.
- cover the bowl and leave it in the fidge for an hour.
- serve them
 
3. Guides for homework
          - Learn the vocabulary by heart
          - Talk how to cook how to prawn salad
- Prepare: A closer look 1.
- Find Verbs for preparing and cooking foods
- Find: kind of meat, foods which you have to peel, foods which are made from milk, fruits which are red, vegetables which are green.
D. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
1. Hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 180 phút; tổng điểm bài thi 100 điểm.
2. Đối với phần thi soạn giáo án, Hội đồng thi sẽ sao in nội dung bài học trong sách giáo khoa hoặc nội dung kiến thức liên quan để thí sinh sử dụng vào việc soạn bài. Thí sinh không được mang sách giáo khoa, các tài liệu vào phòng thi.
Xem toàn văn thông báo tại đây
Hội đồng thi tuyển viên chức giáo viên năm 2020 huyện Chư Pưh thông báo để thí sinh được biết và có sự chuẩn bị tốt các điều kiện để tham dự kỳ thi./.


 

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 2
Tuần hiện tại: 11
Tháng hiện tại: 48
Năm hiện tại: 66
Tổng số lượt truy cập: 825
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png