Trang chủ > Chuyên mục > Thông báo > Phương thức, thủ đoạn của tội phạm thông qua hình thức tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm thông qua hình thức tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng

Ngày đăng bài: 16/03/2022
Thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Gia Lai nhận được nhiều đơn tố giác tội phạm liên quan đến sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn tuyển cộng  tác viên (CTV) xử lý đơn hàng cho các  sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, cụ thể như sau:
 

Từ khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3/2022, chị V.T.N.H trú tại xã Chư Á, TP. Pleiku; Chị T.N.H trú tại phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, Chị V.T.T.T trú tại  thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vào mạng xã hội facebook để tìm các trang tuyển dụng việc làm để  có việc làm thêm thì thấy các trang quảng cáo có tuyển CTV xử lý đơn hàng cho các sàn thương mạng điện tử (như  LAZADA, SHOPEE, TIKI, SENDO…)  với cách thức mà các đối tượng lừa đảo đưa ra là làm tăng lượt tương tác cho các mặt hàng trên các sàn thương mại điện tử chính thống đang hoạt động tại Việt Nam và được hưởng hoa hồng từ 3% đến 20% trong vòng từ 5 phút đến 10 phút là có tiền chuyển về tài khoản người  tham gia.
Lợi  dụng sự nhẹ dạ cả  tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh, dễ của người dân chúng lập các trang facebook có tên và hình ảnh giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử nổi tiếng như: “Thương mại điện tử TokyoLive”, “Tuyển dụng cộng  tác viên Shopee”… và chạy quảng cáo, sau khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm CTV thì chúng sẽ gửi một loạt các thông tin giới thiệu về địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại của nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý, giám đốc… và yêu cầu gửi thông tin các nhân, kết bạn zalo để trao đổi, tư vấn.
 Cách thức làm việc rất đơn giản, nhân viên chăm sóc khách hàng coppy và gửi liên kết (đường link) giới  thiệu sản phẩm trên trang thương mại điện tử chính thống của LAZADA, SHOPEE… sau đó yêu cầu CTV nhấn vào liên kết đơn hàng để kiểm tra tính chính xác đơn hàng và báo giá sản phẩm trên các trang LAZADA, SHOPEE… và yêu cầu không mua hàng trên các trang này với lý do “nếu mua thì anh (chị) là khách hàng mua hàng còn CTV của công  ty thì anh (chị) chỉ cần chụp lại màn hình gửi vào zalo để kiểm tra đơn hàng rồi anh (chị) chuyển số tiền hàng cho công ty là hoàn thành nhiệm vụ, khoảng 5 đến 10 phút sau công ty sẽ tự động chuyển lại số  tiền hàng cùng 3% đến 5 % hoa hồng cho anh (chị)”. Để tạo niềm tin, ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm nghìn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua facebook, zalo,… chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3%-20%. Sau một số lần tạo niềm tin cho bị hại bằng cách trả gốc và hoa hồng đúng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng viện lý do là “bạn đã được công ty nâng hạng” và gửi đường dẫn sản phẩm trên sàn LAZADA, SHOPEE… có giá trị lớn hơn như đồ trang sức, mỹ phẩm đắt tiền, điện  thoại cao cấp, xe máy có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng và tiếp tục yêu cầu CTV chụp lại hình ảnh sản phẩm đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển lại tiền và hoa hồng nữa mà tiếp tục thông báo cho CTV phải  thực hiện thêm các “nhiệm vụ” khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng (thực chất là tiếp tục yêu cầu gửi đơn hàng và chuyển  tiền vào tài khoản của đối tượng). Cứ như vậy cho đến khi bị hại chuyển số tiền lớn không còn khả năng chuyển tiếp và nhận ra đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với hình thức trên chị V.T.N.H đã bị các đối tượng chiếm đoạt số tiền hơn 765.000.000 đồng; chị T.N.H bị chiếm đoạt hơn 200.000.000 đồng; chị V.T.T.T bị chiếm đoạt hơn 40.000.000 đồng do đã gửi vào các tài khoản đối tượng cung cấp khi đăng ký làm CTV online đặt đơn, mua hàng trên trang bán hàng LAZADA, SHOPEE… Tất cả các sim số đối tượng sử dụng đều là sim rác, các tài khoản ngân hàng cũng là tài khoản rác được các đối tượng mua bán từ các hội, nhóm trên mạng xã hội. 

 2.jpg
Người dân cần nâng cao cảnh giác để không bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
 
Xác định đây là hình thức lừa đảo mới, đánh vào tâm lý người dân tin tưởng vào các sàn thương mại điện tử uy tín như LAZADA, SHOPEE, SENDO, …các đối tượng lợi  dụng việc này để tạo trang giả mạo các trang bán hàng uy tín nhằm dẫn dụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của các trang này có tên và hình đại diện giống các trang chính thống nhưng lượt thích, theo dõi rất ít (khoảng vài  trăm lượt) nên rất dễ bị nhầm lẫn. Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông quan các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại thông minh diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua, trên địa bàn Gia Lai cũng như các địa phương khác trong toàn quốc.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Giai đề nghị người dân nếu phát hiện các đối tượng có thủ đoạn như trên đề nghị thông báo đến Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Gia Lai (số 80 Nguyễn Văn Trỗi , TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) để phối hợp,  xử lý.
 
 
                                                                             Khánh Quỳnh

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 1
Tổng số lượt truy cập: 17
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png