Trang chủ > Thành tựu giai đoạn 2015 - 2020

Untitled.png
Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết số 148/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng 5 năm 2016-2020, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX (nhiệm kỳ 2015 - 2020), bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, huyện còn gặp không ít khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm sâu; đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện; sự phối hợp, đồng lòng của quân và dân các dân tộc trong huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng.
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kinh tế đạt được những kết quả quan trọng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được ưu tiên đầu tư xây dựng, chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới
Tốc độ giá trị sản xuất bình quân tăng 8,23% (theo giá so sánh 2010), đạt 89% so với Nghị quyết. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 3.617,9 tỷ đồng (tăng 2,8 lần so với năm 2015)([i]). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; đến cuối năm 2020 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 44,7%, công nghiệp - xây dựng chiếm 30,9%, dịch vụ - thương mại chiếm 24,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng chậm, đạt 42,86 triệu đồng/người/năm, đạt 81,91% Nghị quyết (tăng 6,76 triệu đồng/người so với năm 2015).                                          
  Do biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây hồ tiêu, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm sâu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống Nhân dân. Trước tình hình đó, huyện đã chủ động tìm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, định hướng cho Nhân dân phát triển sản xuất, tin tưởng trong tương lai gần sản xuất nông nghiệp huyện sẽ phát triển ổn định, bền vững. Tổng diện tích gieo trồng đến năm 2020 đạt 32.556 ha (tăng 10.152,35 ha so với năm 2015)([ii]); tổng sản lượng lương thực đạt 56.605,72 tấn (tăng 28.202,56 tấn so với năm 2015); lương thực bình quân đầu người 719,4 kg/người; giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất trồng đạt 69,87 triệu đồng/ha. Quan tâm định hướng, thành lập, phát triển hợp tác xã kiểu mới([iii]), thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP([iv]), triển khai dự án khoa học công nghệ nông thôn miền núi phát triển cây có múi, xây dựng cánh đồng lớn([v]) gắn với phát triển chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm([vi]).
  Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại: Một số mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ cao, có quy mô vừa và nhỏ phát huy hiệu quả([vii]); tổng đàn gia súc 71.412 con, tăng 70,76% so với năm 2015, đã góp phần tăng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp; tổng đàn gia cầm 68.828 con, tăng 17,73%. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện, giảm thiểu thiệt hại trong ngành chăn nuôi.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân nên đạt được những kết quả tích cực: Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới 08/08 xã; tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới là 2.569,809 tỷ đồng([viii]), đến cuối năm 2020 có 06 xã, 06 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới([ix]).
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được chú trọng theo hướng chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi phát triển kinh tế rừng trên địa bàn huyện([x]): Diện tích trồng rừng mới 1.334,45 ha([xi]), đạt 98,11% so với Nghị quyết, đã góp phần tăng độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho các hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng. Thực hiện việc thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm và vận động Nhân dân tự nguyện kê khai diện tích nương rẫy trong đất lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp trong quy hoạch với tổng diện tích 1.762,18 ha, diện tích giao khoán được 2.647,8 ha; độ che phủ rừng tăng dần qua từng năm, đến cuối năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,2%.
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá: Đến cuối năm 2020 đạt 1.114,2 tỷ đồng (tăng bình quân 12,25%/năm, gấp 1,8 lần so với năm 2015), chiếm 30,9% cơ cấu kinh tế, phát triển phù hợp với quy hoạch và phát huy lợi thế so sánh của huyện, một số ngành như chế biến nông, lâm sản, khai thác đá, cơ khí, tiện, hàn, sản xuất nông cụ phục vụ nông nghiệp....
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế tập thể có những chuyển biến, cơ bản thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn. Các hợp tác xã đã tăng quy mô, mở rộng sản xuất kinh doanh, từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyên vọng của các thành viên, đến nay toàn huyện có … hợp tác xã. Hàng năm huyện có tổ chức các Hội thảo liên kết chuỗi giá trị sản xuất về nông nghiệp, điện năng đã có các bản ghi nhớ đầu tư vào huyện với tổng số vốn trên 16.000 tỷ đồng, trên 20 dự án đăng ký, trong đó 03 dự án bắt đầu được triển khai. Toàn huyện có 79 doanh nghiệp (tăng 40 doanh nghiệp so với năm 2015), có 24 hợp tác xã nông nghiệp.
Giá trị sản xuất dịch vụ - thương mại tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng: Trong nhiệm kỳ ước đạt 955,98 tỷ đồng, tăng 11,83%/năm, chiếm 24,4% cơ cấu kinh tế; tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 768,21 tỷ đồng, tăng gấp 02 lần so với năm 2015, nhất là loại hình dịch vụ công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, điện, nước sạch, tín dụng… ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện quốc gia, hệ thống điện đáp ứng yêu cầu người dân trong sinh hoạt, kinh doanh, tưới tiêu cho nông nghiệp, có 228 trạm biến áp, tổng dung lượng 35.875KVA. Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được đầu tư mở rộng, có 5 chợ loại 3([xii]) với tổng nguồn vốn đầu tư 23 tỷ đồng. Thị trường hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hàng năm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển: năm 2020 tổng vốn đầu tư thực hiện 1.148 tỷ đồng, đạt 92,35% so với Nghị quyết (tăng 529 tỷ đồng so với năm 2015). Xây dựng cơ bản được chú trọng đầu tư, có nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo bước phát triển về kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng giao thông được mở rộng, kết nối, thông suốt, thuận tiện cho việc đi lại. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản được chú trọng nên có những chuyển biến tích cực, đặc biệt hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Hồ chứa nước Plei Thơ Ga với tổng kinh phí đầu tư dự án trên 220 tỷ đồng.
Kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân được triển khai tích cực: Đã cấp được 21.961,72 ha, đạt 99,5% so với diện tích đo đạc; hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc quy hoạch các khu dân cư, khu tái định cư huyện, xã, thị trấn đảm bảo giải quyết tốt nhu cầu đất ở, đất sản xuất của Nhân dân.
Thu - chi ngân sách đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện: Tổng thu ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 328 tỷ đồng (tăng 44,9% so với năm 2015); trong đó, thu trên địa bàn trên 40,9 tỷ đồng, đạt 100,5% so với Nghị quyết. Công tác quản lý chi, điều hành ngân sách thực hiện đúng theo quy định pháp luật, tổng chi ngân sách bình quân là 320,794 tỷ đồng, đạt 87,05%.
Hoạt động của các ngân hàng duy trì sự tăng trưởng: Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai các phương án cho vay linh hoạt, các chương trình, chính sách tín dụng, ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo điều kiện về vốn cho Nhân dân phát triển sản xuất; tổng mức huy động vốn của các ngân hàng đạt trên 365 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 1.360 tỷ đồng, tổng doanh số cho vay bình quân tăng 15%/năm; giải ngân tốt việc cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo, học sinh, sinh viên... góp phần vào sự phát triển chung của huyện.
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư và đạt một số kết quả tích cực: Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học([xiii]); triển khai thực hiện nghiêm việc sáp nhập trường, lớp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)([xiv]); chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà năm sau luôn cao hơn năm trước; xây dựng được 12 trường đạt chuẩn Quốc gia (vượt 20% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện lên 17 trường. Chủ trương xây dựng các trường bán trú theo đặc thù của huyện để thực hiện tốt việc nuôi, dạy đối với học sinh vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường, điểm trường tại các thôn, làng được xây dựng, tu bổ đảm bảo đạt tiêu chuẩn về “Xanh – Sạch - Đẹp - An toàn”.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân luôn được chú trọng: Trung tâm y tế huyện được đầu tư xây dựng với quy mô 80 giường bệnh; 100% các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ xã có bác sỹ đạt 78%; thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, y tế dự phòng nên không có dịch bệnh lớn xảy ra; chú trọng công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; dân số có quy mô ổn định với 79,579 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,45%, chất lượng dân số được nâng lên cả về thể lực và trí lực.
Hoạt động khoa học - công nghệ đạt kết quả nhất định: Tổng vốn ngân sách đầu tư cho khoa học - công nghệ trong nhiệm kỳ đạt trên 18,321 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước trên 11,8 tỷ đồng([xv]); hoạt động khoa học - công nghệ đã hướng vào mục tiêu phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là nông nghiệp, qua triển khai thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ canh tác của Nhân dân.
Hoạt động văn hoá thông tin, truyền thanh - truyền hình, thể dục, thể thao có bước chuyển biến: Luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị địa phương([xvi]); các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức rộng khắp từ huyện xuống cơ sở đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia hưởng ứng; tham gia các hội thi, hội thao do tỉnh, huyện tổ chức hàng năm đều đạt kết quả khá. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, văn minh đô thị”, xây dựng thôn, làng văn hóa, công sở văn hóa được triển khai hiệu quả, đồng bộ([xvii]); chủ trương phát triển du lịch trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Thông tin, tuyên truyền không ngừng đổi mới, nội dung phong phú, chất lượng, đảm bảo thông tin kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; hệ thống đài Truyền thanh không dây tại các xã, thị trấn được quan tâm đầu tư sửa chữa, phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho Nhân dân([xviii]).
An sinh xã hội thường xuyên được quan tâm thực hiện. Các chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác giảm nghèo đạt được kết quả tích cực, giảm từ 4.218 hộ (chiếm 29,05%) năm 2015 xuống còn 1.155 hộ (chiếm 6,80%) năm 2019, dự kiến đến cuối năm 2020 còn 5,1%. Thực hiện các chính sách xã hội, chương trình “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” cho đối tượng được thụ hưởng kịp thời, đúng quy định([xix]). Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn([xx]), giải quyết việc làm đạt được kết quả tích cực, bình quân mỗi năm giải quyết 1.020 người (tăng 10,87% so với Nghị quyết); có trên 400 người đi xuất khẩu lao động có thu nhập ổn định. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai đồng bộ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn([xxi]).
II. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ - thương mại không đạt so với Nghị quyết đề ra. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chưa phát huy tốt vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn chưa có sự chuyển biến rõ nét. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng, khoáng sản chưa chặt chẽ. Kết cấu hạ tầng một số xã vùng sâu, vùng xa còn thiếu, một số công trình khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng. Giá trị và quy mô sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn thấp, chưa thu hút được nguồn lực bên ngoài vào đầu tư, liên kết sản xuất. Hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn còn nhiều hạn chế, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn.
   2. Đời sống của một bộ phận Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực vui chơi, giải trí, văn hóa tinh thần cho Nhân dân, công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc còn hạn chế
Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn gặp không ít khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, chiếm 88% tổng số hộ nghèo, công tác giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; thực hiện chế độ chính sách đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, chất lượng giáo dục - đào tạo chưa tương xứng với sự quan tâm, đầu tư; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực vui chơi, giải trí, văn hóa tinh thần cho Nhân dân chưa được đầu tư đúng mức; công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc còn những hạn chế.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Trong giao đoạn 2016-2020, Toàn huyện đã vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc các nhiệm vụ chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX đề ra đạt được những kết quả quan trọng, có 25/29 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội đề ra.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại; cơ sở hạ tầng được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xoá đói, giảm nghèo đạt những kết quả tích cực, phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát triển rộng khắp.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ chậm phát triển nên tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân còn gặp không ít khó khăn.
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Nguyên nhân
1.1. Nguyên nhân kết quả đạt được
Các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, kế hoạch của tỉnh đã có tác động tích cực và được cụ thể hóa bằng các Kế hoạch, chương trình nên đã tạo động lực cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết có hiệu quả.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự đoàn kết, quyết tâm đổi mới, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức của chính quyền và Nhân dân.
Các phòng ban, đơn vị trên địa bàn huyện đã phát huy tinh thần chủ động, đổi mới nội dung, phương pháp trong công tác định hướng hiệu quả, sâu sát và cụ thể. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn; trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong công tác ngày càng được nâng lên.
1.2. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại
* Về khách quan
Tình hình trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung còn nhiều khó khăn, thách thức. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm sâu; một số dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn còn hạn chế. Năng lực quản lý của các công ty, doanh nghiệp triển khai dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, trồng rừng còn những hạn chế dẫn đến việc lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa người dân với các công ty, doanh nghiệp được nhà nước giao đất. Một số chính sách thuế mới ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách trên địa bàn. Tình hình dịch bệnh Covid-19 vào đầu năm 2020 trong cả nước nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho đời sống Nhân dân.
* Về chủ quan
Chưa thực hiện tốt công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và nhiệm kỳ; định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi còn chậm. Một số chương trình giảm nghèo thiếu tập trung, hiệu quả mang lại chưa cao; một số hộ nghèo còn thiếu ý chí vươn lên hoặc sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội còn thấp, thiếu kiên quyết, thiếu kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc và chưa kịp thời xử lý những vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ. Cải cách thủ tục hành chính hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Bài học kinh nghiệm
Một là, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải chủ động, sáng tạo vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, cụ thể hóa thành những kế hoạch, chương trình hành động với những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có tính đột phá, thúc đẩy để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao. 
Hai là, kết hợp toàn diện công tác quản lý Nhà nước và hiệu quả tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân để chủ động các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo.
Bốn là, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội; chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, chăm lo nâng cao đời sống của người dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm… hạn chế những tác động tiêu cực, bức xúc trong Nhân dân.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý đối với những hành vi vi phạm; chú trọng việc phát động các phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tuyên truyền, nhân rộng những mô hình tốt, cách làm sáng tạo, hiệu quả.
 
([i]) Trong đó nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 1.547,67 tỷ đồng, tăng 283,7 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 4,13%; công nghiệp - xây dựng 1.114,21 tỷ đồng, tăng 488,9 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 12,25%; dịch vụ - thương mại hơn 955,98 tỷ đồng, tăng 409,3 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 11,83%.
([ii]) Cây lương thực 10.744,80 ha, cây chất bột lấy củ 1.884,47 ha, cây thực phẩm 3.024,96 ha, cây hằng năm 628,50 ha, cây lâu năm 14.383,89 ha, cây dược liệu 150 ha, cây dâu tằm 91,20 ha.
([iii]) Có 16 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp có liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản và cung ứng dịch vụ.
([iv]) Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai bước đầu có kết quả tích cực, với 4 sản phẩm được tỉnh xếp hạng đạt 3 sao. Sản phẩm: Viên Tinh Nghệ Đỏ, mật ong, sữa ong chúa AGILA; Sản phẩm: Sầu riêng Hợp tác xã Đại Ngàn; Sản phẩm: Rượu Đinh Lăng; Sản phẩm: Tinh Bột Nghệ Đỏ AGILA…
([v]) Xây dựng cánh đồng lớn đối với cây lúa, cà phê, hồ tiêu; diện tích một số loại cây trồng chủ lực như cây cao su, cà phê, hồ tiêu trên 11.871ha (trong đó, diện tích cây cao su 7.789,3 ha, cây cà phê 2.555 ha, cây hồ tiêu là 1.526,77 ha).
([vi]) 5 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: gồm liên kết cây nhãn Hương Chi 112 ha, 270 hộ; liên kết sản xuất lúa J02 100ha, 120 hộ; liên kết sản xuất nghệ sạch 15 ha, 30 hộ; liên kết sản xuất dâu tằm tơ 43,3ha, 116 hộ; liên kết sản xuất Mít thái 15ha, 27 hộ. Xây dựng dự án phát triển cây có múi thuộc Chương trình Nông thôn miền núi với tổng kinh phí 10 tỷ đồng cho 20ha cam CS1, 10 ha bưởi đỏ Hòa Bình trong giai đoạn 2019-2022. Đến nay đã trồng được 30ha, gồm: 20ha cam CS1, 10ha bưởi đỏ Hòa Bình.
([vii]) Trong đó, đàn dê phát triển mạnh, đàn heo phát triển quy mô theo hướng trang trại, công nghệ cao. Với nhu cầu và lợi thế của địa phương, chăn nuôi dê thực sự được người dân quan tâm, phát triển đàn, mang lại thu nhập bền vững cho người dân, năm 2015 đàn dê chỉ có 2.470 con, qua 5 năm đã tăng lên 15.762 con. Bên cạnh đó, năm 2010 các hộ dân chỉ mới chăn nuôi heo theo hình thức hộ gia đình, nhưng đến nay đã có 05 trang trại nuôi gia công heo thịt theo hướng công nghệ cao thường xuyên có trên 1.000 con; 05 cơ sở chăn nuôi heo thịt với tổng đàn từ 100 đến 500 con. Đàn trâu 514 con, đàn bò 25.745 con, đàn heo 25.850 con, đàn dê 19.303 con.
([viii]) Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 377,58 tỷ đồng; Nhân dân đầu tư, đóng góp đạt 82,557 tỷ đồng; vốn tín dụng 145,36 tỷ, chiếm 17,7%; vốn doanh nghiệp và các tổ chức khác 1.964,3 tỷ đồng.
([ix]) 6 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới: Xã Ia Phang, xã Ia Blứ, Ia Hrú, Ia Le, Ia Rong, Ia Dreng; 6 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới: Kênh Săn, xã Ia Le; Tao Kó, Ia Rong, Thơ Nhueng, Ia Phang, Tung Blai, xã Ia Dreng, Hòa Lộc và Briêng, xã Ia Phang.
([x]) Từ năm 2016 đến cuối năm 2019 đã tổ chức 44 cuộc họp tuyên truyền với 2.850 lượt người tham gia, 30 đợt tuyên truyền lưu động.
([xi]) Trong đó: diện tích trồng rừng trong quy hoạch là 807,25 ha, diện tích trồng rừng ngoài quy hoạch 286,4 ha, diện tích trồng cây phân tán 240,8 ha.
([xii]) Chợ xã Ia Hrú, chợ thị trấn xã Nhơn Hòa, chợ xã Ia Le, chợ xã Ia Blứ, chợ xã Ia Hla.
([xiii]) Toàn huyện có 35 trường (giảm 02 trường so với năm 2015) với 600 lớp (giảm 16 lớp so với năm 2015) với 19.667 học sinh (tăng 478 học sinh so với nhiệm kỳ trước), trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 10.136 em. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,8% (tăng 4,3% so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (không tăng, không giảm so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học đạt 99,6% (tăng 0,1% so với nhiệm kỳ trước), bậc Trung học cơ sở đạt 96,4% (tăng 9,4% so với nhiệm kỳ trước), tỷ lệ học sinh lớp 9 vào học Trung học phổ thông đạt 79,3% (không tăng, không giảm so với nhiệm kỳ trước). Tổng mức đầu tư 81.867 triệu đồng để xây dựng 02 nhà đa năng, 7 nhà hiệu bộ, 2 nhà bộ môn, 01 trường phổ thông dân tộc bán trú, 88 phòng học đi kèm 1.760 bộ bàn ghế. Ngoài ra, xây dựng 03 bể bơi thông minh, mua sắm trang thiết bị cho 10 trường mẫu giáo...
([xiv]) Sáp nhập trường Tiểu học Kim Đồng và Nay Der thành trường Tiểu học Kim Đồng, chuyển đổi 01 loại hình trường Tiểu học Trần Hưng Đạo thành trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo; sáp nhập trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và Tiểu học Ngô Quyền thành Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi; mẫu giáo Họa Mi và mẫu giáo Hoa Hồng thành mẫu giáo Họa Mi; chuyển đổi loại hình trường Tiểu học Kpă KLơng thành Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kpă KLơng, trường Trung học cơ sở Ama Trang Lơng thành trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Ama Trang Lơng; có 9/12 trường mầm non tổ chức ăn bán trú.
([xv]) Bố trí một điểm truy cập miễn phí với số lượng lưu trữ hơn 800 mô hình khoa học - công nghệ.
([xvi]) Cắt dán 3.500 m băng rôn, khẩu hiệu; sửa chữa mới 2.000 tấm panô; Đội thông tin lưu động phục vụ cơ sở 250 buổi; hoạt động thể thao đã tổ chức 27 giải thi đấu; tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, tham gia Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh đạt kết quả cao. Sản xuất 756 chương trình phát thanh, 480 chương trình truyền hình, 120 chuyên mục an toàn giao thông; 240 chuyên mục pháp luật. Gửi 60 chuyên mục phát thanh, 60 chuyên mục truyền hình, 1.046 tin phát trên đài tỉnh.
([xvii]) Đến cuối năm 2020 có 67/74 thôn, làng văn hóa (sau khi chia tách, sáp nhập), đạt 90%; có 13.500 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (tăng 3.000 gia đình so với năm 2015); 65/98 công sở văn hóa, đạt 66,32%.
([xviii]) Đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ được nghe đài Tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình đạt 100%.
([xix]) Huyện giải quyết 61 hồ sơ đề nghị hỗ trợ đột xuất với số tiền 280 triệu đồng, hỗ trợ 518.495 kg gạo cứu đói cho 6.807 lượt hộ/31.947 khẩu; hỗ trợ tiền điện cho 2.353 lượt.
([xx]) Mở 21 lớp dạy nghề theo nhóm nghề nông nghiệp, đến nay có trên 400 lao động đi xuất khẩu lao động; 4.480 lao động được giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 33,92% (cao hơn năm 2015 là 9,04%).
([xxi]) 100% hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 95%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 18,1%, tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đủ liều đạt 97%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động là 4,6%.
     
 
hoavan.png

Thông tin bản quyền

- Cơ quan: Huyện Chư Pưh- tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Thị trấn Nhơn Hòa - Chư Pưh
- Điện thoai: (0269) 3 850 009 - Fax: (0269)3850009 - Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Siu Y Bé Phó Chủ tịch UBND huyện- Trưởng Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử
- Giấy phép: 09 /GP-TTĐT ngày 11/11/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông

Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 1
Tổng số lượt truy cập: 234
Số người on-line: 1

Hỗ trợ kỹ thuật


Sdt:(0269) 3850009
Email: ubndchupuh@gialai.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright © 2017
icontop.png